Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong thực hiện công tác cải cách hành chính (07/02/2020)
Ngày 26/12/2019, UBND tỉnh Đắk Nông ban hành Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND quy định trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong thực hiện công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Đắk Nông (sau đây gọi tắt là Quy định).

      Quy định này áp dụng người đứng đầu các cơ quan, đơn vị gồm: Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, các cơ quan ngành dọc của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh; đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các Sở, Ban, ngành; đơn vị công lập thuộc UBND cấp huyện; Người đứng đầu cấp phòng thuộc UBND cấp huyện và tương đương; Người đứng đầu Chi cục và tương đương cấp sở; Người được giao quyền đứng đầu hoặc giao phụ trách cơ quan, đơn vị quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 2 Quy định này cũng phải chịu trách nhiệm như người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

Theo đó, để thực hiện tốt công tác CCHC người đứng đầu phải có trách nhiệm như sau: Thực hiện các giải pháp về chỉ đạo, điều hành thực hiện CCHC; trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch CCHC giai đoạn, hàng năm của cơ quan, đơn vị; trách nhiệm kiểm tra công tác CCHC; trách nhiệm tuyên truyền CCHC; trách nhiệm đánh giá, xác định chỉ số CCHC hàng năm; trách nhiệm trong tham mưu, phối hợp thực hiện CCHC; trách nhiệm chỉ đạo thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và tổ chức sơ kết, tổng kết CCHC; trách nhiệm triển khai 06 nội dung cơ bản của CCHC (Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật; Cải cách thủ tục hành chính; Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức; Cải cách tài chính công; Hiện đại hóa hành chính). Nhiệm vụ cụ thể trong từng trách nhiệm nêu trên được quy định chi tiết tại Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Điều 9 của Quy định.

Ngoài ra, có quy định hình thức khen thưởng và chế tài xử lý vi phạm; theo đó có 06 trường hợp xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, đó là:

1. Vi phạm các quy định về trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ CCHC quy định tại Chương II của Quy định này.

2. Khi phát hiện cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý vi phạm các quy định về cơ chế một cửa, một cửa liên thông và các quy định về công tác CCHC trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ, người đứng đầu không xử lý kiên quyết, khắc phục hậu quả theo thẩm quyền.

3. Chỉ đạo về công tác CCHC trái pháp luật, không rõ ràng, không nhất quán, gây lãng phí ngân sách, tài sản của Nhà nước; tham mưu, đề xuất, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản về CCHC trái pháp luật; không thực hiện đúng thời hạn nhiệm vụ được giao.

4. Thiếu trách nhiệm, xử lý không đến kết quả cuối cùng các nhiệm vụ được UBND tỉnh giao liên quan đến công tác CCHC; không kiểm tra hoặc thiếu kiểm tra, đôn đốc cấp dưới thực hiện dẫn đến giải quyết công tác CCHC chậm tiến độ.

5. Không xử lý kịp thời, dứt điểm đúng quy định các kiến nghị, phản ánh, kiến nghị, đơn thư khiếu nại, tố cáo của cá nhân, tổ chức liên quan đến CCHC, để xảy ra tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp, kéo dài.

6. Xử lý không nghiêm minh các hành vi vi phạm quy định của Trung ương, của tỉnh về CCHC hoặc bao che cho hành vi vi phạm.

Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 01 năm 2020 và thay thế Quyết định số 28/2014/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2014 của UBND tỉnh Đắk Nông về ban hành Quy định trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong thực hiện công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Đắk Nông./.

 

N.V.M-VP

Lượt xem:  363 Bản in Quay lại

Ý kiến độc giả
{{NguoiGui}}   ()
gửi lúc {binding NgayGui, convert=dateConverter}
{{ HienThiNoiDung(NoiDung,TrangThai)}}
Chưa có bình luận nào của độc giả.
Tin đã đưa
Liên kết web