Kế hoạch cải cách hành chính năm 2019 của tỉnh Đắk Nông (17/01/2019)
Ngày 13/12/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông đã ký Quyết định số 2070/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Đắk Nông năm 2019

Mục tiêu của Kế hoạch là nhằm triển khai thực hiện toàn diện các nội dung theo Chương trình tổng thể CCHC nhà nước ban hành kèm theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ, trong đó, tập trung các nội dung chủ yếu như: Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế của các cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối, giảm biên chế, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và tính tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.  Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC, nhất là năng lực thực thi công vụ, kỹ năng và văn hóa công vụ, đạo đức nghề nghiệp. Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính gắn với thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của CCHC gắn với hiệu quả quản trị và hành chính công, năng lực cạnh tranh của tỉnh, phấn đấu thực hiện cải thiện và nâng thứ hạng Chỉ số CCHC cao hơn năm 2018. 

Theo đó, 06 nhiệm vụ trọng tâm cải cách hành chính mà kế hoạch đã đề ra đó là:

1. CẢI CÁCH THỂ CHẾ

- Xây dựng văn bản QPPL thuộc phạm vi quản lý nhà nước của tỉnh;

- Cập nhật văn bản QPPL lên Cơ sở dữ liệu pháp luật quốc gia;

- Tự kiểm tra, kiểm tra văn bản QPPL;

- Rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL;

- Rà soát văn bản QPPL theo chuyên đề, lĩnh vực;

- Xử lý kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh đúng quy định;

- Ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2019;

- Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2019;

- Xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật hoặc kiến nghị xử lý theo thẩm quyền;

- Báo cáo kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo đúng nội dung và thời gian quy định;

- Xây dựng Sổ tay công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản QPPL;

- Tổ chức điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật tại tỉnh.

2. CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

- Ban hành các quy định TTHC đúng thẩm quyền; rà soát, kiểm tra, đánh giá TTHC và xử lý các vấn đề phát hiện qua kiểm tra, rà soát.

- Công bố Danh mục TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh; Nhập, đăng tải công khai TTHC vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC sau khi công bố; Công khai TTHC kịp thời, đầy đủ, đúng quy định tại nơi tiếp nhận và giải quyết TTHC; Công khai TTHC trên Cổng thông tin điện tử (TTĐT) của tỉnh và Trang thông tin điện tử các cơ quan, đơn vị.

- Thực hiện theo cơ chế một cửa; thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông theo quy định của UBND tỉnh; 

- Giải quyết TTHC cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trước hạn và đúng hạn.

- Công khai địa chỉ tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị và xử lý phản ánh, kiến nghị; thực hiện xin lỗi cá nhân, tổ chức trong giải quyết TTHC trễ hạn.

3. CẢI CÁCH TỔ CHỨC BỘ MÁY

- Sắp xếp tổ chức bộ máy và kiện toàn chức năng, nhiệm vụ của các Phòng của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện; Thực hiện quy định về cơ cấu số lượng lãnh đạo tại các cơ quan hành chính.

- Thực hiện quy định về sử dụng biên chế hành chính; Thực hiện quy định về số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh.

- Thực hiện các quy định về phân cấp quản lý do Chính phủ và các Bộ, ngành ban hành; Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định về phân cấp.

- Tổ chức điều tra, khảo sát sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh năm.

4. XÂY DỰNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CBCCVC

- Bố trí công chức theo đúng vị trí việc làm sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy;

- Thực hiện tuyển dụng công chức, viên chức;

- Thi nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức theo thẩm quyền của tỉnh;

- Thực hiện quy định về bổ nhiệm vị trí lãnh đạo tại các cơ quan, đơn vị;

- Đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC.

5. CẢI CÁCH TÀI CHÍNH CÔNG

- Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính;

- Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh;

- Thực hiện các chính sách cải cách tiền lương, thu nhập, phụ cấp, tiền công, chính sách xã hội;

- Thực hiện cơ chế khoán biên chế, kinh phí hành chính.

6. HIỆN ĐẠI HÓA NỀN HÀNH CHÍNH

- Triển khai Đề án kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh;

- Thực hiện trao đổi văn bản dưới dạng điện tử giữa các cơ quan hành chính nhà nước;

- Vận hành Hệ thống phần mềm Một cửa điện tử;

- Tích hợp chữ ký số vào các phần mềm dùng chung của tỉnh

- Thực hiện hiệu quả ứng dụng chữ ký số, chứng thư số; Mail điện tử công vụ

- Triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 2,3 và 4

- Tổ chức mở lớp tập huấn kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho lãnh đạo UBND cấp xã (Chữ ký số, chứng thư số, phần mềm văn bản…)

- Thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích (BCCI);

- Triển khai áp dụng và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 trong các cơ quan nhà nước tỉnh giai đoạn 2018- 2020.

Để thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ đề ra, Chủ tịch UBND tỉnh giao các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch cụ thể; chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính tỉnh Đắk Nông năm 2019; định kỳ hàng quý, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Sở Nội vụ có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này, định kỳ báo cáo UBND tỉnh về kết quả thực hiện./.

Nguyễn Văn Mỹ - VP SCT

Lượt xem:  281 Bản in Quay lại

Ý kiến độc giả
{{NguoiGui}}   ()
gửi lúc {binding NgayGui, convert=dateConverter}
{{ HienThiNoiDung(NoiDung,TrangThai)}}
Chưa có bình luận nào của độc giả.
Tin đã đưa
Liên kết web