Năng lượng tái tạo – nền tảng cơ sở trong phát triển công nghiệp tỉnh Đắk Nông (21/06/2022)
Khu vực Tây nguyên nói chung, tỉnh Đắk Nông nói riêng có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển năng lượng tái tạo, hiện nay ngoài các dự án đã vận hành, UBND tỉnh đã đề xuất vào danh mục quy hoạch phát triển điện lực quốc gia 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2045 (Quy hoạch điện VIII) các Dự án Điện gió với tổng công suất 3.640 MW; các dự án Điện mặt trơi với tổng công suất 3.035 MWp.

Khu vực Tây nguyên nói chung, tỉnh Đắk Nông nói riêng có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển năng lượng tái tạo, hiện nay ngoài các dự án đã vận hành, UBND tỉnh đã đề xuất vào danh mục quy hoạch phát triển điện lực quốc gia 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2045 (Quy hoạch điện VIII) các Dự án Điện gió với tổng công suất 3.640 MW; các dự án Điện mặt trơi với tổng công suất 3.035 MWp.

Hình ảnh: Nhà máy điện mặt trời Trúc Sơn tại huyện Cư Jút.

Từ tiềm năng lợi thế về năng lượng tái tạo, nhằm cụ thể hóa các chủ trương, quan điểm, chỉ đạo theo Nghị quyết 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng Quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình số 58-CT/TU ngày 18/6/2020, UBND tỉnh Đắk Nông đã xây dựng Kế hoạch số 484/KH-UBND ngày 11/9/2020 để triển khai thực hiện, Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ XII nhiệm kỳ 2021-2025 và các định hướng lớn về phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đắk Nông trong thời gian tới, trong đó đề ra các giải pháp phát triển dự án năng lượng tái tạo là một trong 3 trụ cột chính; vì vậy công tác nghiên cứu, quy hoạch, đầu tư, khai thác phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, các dạng năng lượng tái tạo khác…) được tiếp tục quan tâm, chỉ đạo trên cơ sở quy hoạch phát triển điện quốc gia được duyệt và khả năng vận hành của hệ thống điện khu vực; đồng thời xác định năng lượng tái tạo là cơ sở phát triển của tỉnh trong kết hợp tổ hợp khai thác bauxit – sản xuất Alumin – luyện nhôm với năng lượng tái tạo.

Description: E:\Mr Ha\Giai tri\hinh anh\Hình các dự án\z3499334746713_bdd523ef040f2ae49b08e38777c5810c.jpg

Hình ảnh: Nhà máy điện gió Nam Bình 1 tại huyện Đắk Song

Kết quả đạt được

Với ý nghĩa, tầm quan trọn của các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo và sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị; đặc biệt là được sự đồng lòng, ủng hộ của phần lớn người dân, do đó đã và sẽ tạo sự đột phá về phát triển kiển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025, đặc biệt chú trọng phát triển năng lượng tái tạo tại các khu vực có tiềm năng để tạo động lực, nền tảng cơ sở kéo theo các ngành khác phát triển, tạo thêm nhiều việc làm, ổn định cuộc sống người dân, từng bước thực hiện tốt chủ trương phát triển kinh tế gắn với an ninh quốc phòng và đã đạt được những kết quả nhất định sau:

Về thủy điện, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 15 nhà máy thủy điện đang vận hành, với tổng công suất 356,61 MW; 07 dự án đang triển khai đầu tư với tổng công suất 43,3 MW; 03 dự án chưa có chủ trương đầu tư. Bên cạnh đó có 10 dự án đang vận hành nằm giáp ranh giữa các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lăk, Lâm Đồng và Bình Phước với tổng công suất 1.311 MW.

Về phát triển điện mặt trời, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 02 dự án nhà máy điện mặt trời, với tổng công suất 106,4 MWp đã đưa vào vận hành, gồm: Nhà máy điện mặt trời Cư Jút, Nhà máy điện mặt trời Trúc Sơn. Ngoài ra có 1.632 hệ thống điện mái nhà với tổng công suất khoảng 377 MWp trên địa bàn các huyện, thành phố; 01 dự án thuộc Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2016-2025 đã UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương; 04 dự án điện mặt trời với tổng công suất 795 MWp, được Thủ tướng Chính phủ bổ sung quy hoạch, các nhà đầu tư đang đề xuất chủ trương đầu tư để triển khai đầu tư theo quy định. Ngoài ra, UBND tỉnh đã đề xuất Bộ Công Thương bổ sung quy hoạch, đăng ký danh mục các dự án điện mặt trời với tổng công suất 3.035 MWp vào Quy hoạch điện VIII.

Về tình hình đầu tư phát triển điện gió: Có 06 dự án với tổng công suất 430 MW, đã được Thủ tướng Chính phủ thống nhất bổ sung quy hoạch. Hiện nay có 01 dự án đã đi vào vận hành thương mại; 01 dự án đã triển khai đầu tư xây dựng xong, chưa vận hành; các dự án còn lại đang tiếp tục thực hiện các thủ tục đầu tư. Ngoài ra, UBND tỉnh đã đề xuất Bộ Công Thương bổ sung quy hoạch, đăng ký danh mục các dự án điện gió với tổng công suất 3.640 MW vào Quy hoạch điện VIII).

  Ngoài ra, theo Quyết định số 1831/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 về việc ban hành danh mục quốc gia các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 – 2025, trên địa bàn tỉnh có các dự án năng lượng tái tạo gồm: dự án điện gió tại huyện Tuy Đức với công suất 500 MW, dự án điện mặt trời tại huyện Krông Nô với quy mô công suất 800 MWp. Hiện nay, UBND tỉnh đã giao các cơ quan đơn vị có liên quan theo dõi quy hoạch, tham mưu triển khai các công tác có liên quan.

Như vậy, tiềm năng về phát triển điện gió và điện mặt trời trên địa bàn tỉnh là rất lớn. Trường hợp các dự án được phê duyệt bổ sung quy hoạch điện VIII, các dự án được triển khai đầu tư, vận hành khai thác thì Năng lượng tái tạo sẽ là nền tản quan trọng, tiêu đề cần thiết trong phát triển công nghiệp tỉnh Đắk Nông.

Năm 2021, các nguồn thu ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh từ các dự án năng lượng tái tạo, nhập khẩu thiết bị đầu tư dự án năng lượng tái tạo đạt trên 700 tỷ đồng, chiếm trên 26% nguồn thu ngân sách địa phương. Hiện nay, đến tháng 5 năm 2022, tính riêng các dự án có nhà máy đặt trên địa bàn tỉnh, tổng sản lượng điện sản xuất 06 tháng đầu năm 2022 ước thực hiện 922,84 triệu kWh, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2021, đạt trên 40% kế hoạch đề ra. Dự kiến đến cuối năm 2022, dự án Nhà máy thuỷ điện Nam Long với công suất 9 MW, nhà máy điện gió Nam Bình với công suất 30 MW đi vào hoạt động và phát điện thương mại, tổng sản lượng điện sản xuất toàn tỉnh năm 2022 có thể đạt 2.250 triệu kWh. Ngoài ra tình hình Covid-19 đã được kiểm soát, nền kinh tế đã dần được phục hồi, các ngành sản xuất, tiêu dùng bình thường trở lại nhu cầu phụ tải tăng cao thì các nguồn điện sẽ không còn bị tiết giảm công suất; do đó, năm 2022 dự kiến sản lượng điện sản xuất dự kiến sẽ đạt và vượt kế hoạch. 

 Định hướng tầm nhìn giai đoạn 2030

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả, phấn đấu đạt được các mục tiêu đã đề ra của Chương trình số 58-CT/TU ngày 18/6/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch số 484/KH-UBND ngày 11/9/2020 của UBND tỉnh Đắk Nông, về việc phát triển năng lượng tái tạo tỉnh Đắk Nông đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Sở Công Thương nhận thấy cần phải thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp chính về phát triển nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) như sau:

Tập trung công tác chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của người dân để hiểu rõ về tầm quan trọng, hiệu quả kinh tế, xã hội của việc phát triển và sử dụng NLTT. Đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, phổ biến kiến thức đến mọi người dân về tầm quan trọng, hiệu quả kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường của việc phát triển và sử dụng NLTT trong quá trình phát triển bền vững để từ đó có những hành động thiết thực đóng góp cho việc phát triển NLTT trên địa bàn tỉnh.

Phát triển NLTT trên địa bàn tỉnh theo hướng bền vững, đảm bảo khả thi, đồng bộ, thống nhất, phù hợp với quy định của pháp luật và phù hợp với Chiến lược phát triển ngành điện lực Việt Nam gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Thu hút, khuyến khích nhà đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ để phục vụ phát triển nguồn NLTT trên địa bàn tỉnh, nhất là việc đầu tư các  nhà máy sản xuất các thiết bị phục vụ các dự án NLTT ngay tại địa phương. Quan tâm các chính sách về đất đai, thuế, tín dụng ưu đãi,… để phát triển các dự án NLTT.

Theo dõi, đề xuất kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) xem xét, chỉ đạo đẩy nhanh đầu tư xây dựng hạ tầng truyền tải trong quy hoạch điện lực để giải tỏa công suất cho các dự án NLTT trên địa bàn tỉnh; báo cáo và đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét có cơ chế, chính sách để các nhà đầu tư NLTT cùng tham gia xây dựng hạ tầng truyền tải điện để sớm đẩy nhanh tiến độ đầu tư hệ thống điện trên địa bàn cũng như khu vực.

Thực hiện đồng bộ công tác quy hoạch phát triển nguồn và lưới điện, trong đó tính toán, đưa ra giải pháp cụ thể về giải tỏa, hấp thu tối đa các nguồn NLTT trên địa bàn và khu vực. Phối kết hợp các nước có kinh nghiệm về nguồn năng lượng tái tạo để điều tra, đánh giá tiềm năng để đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét quy hoạch nguồn NLTT làm cơ sở để thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định.

Lựa chọn các Nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm đảm bảo các điều kiện để triển khai dự án, bởi đây là nhân tố quyết định chất lượng, tiến độ của các dự án năng lượng tái tạo, cũng như cơ sở để sớm phát triển các ngành công nghiệp tỉnh Đắk Nông.

Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng trên cơ sở đảm bảo các quy định của pháp luật về đầu tư, hỗ trợ tối đa cho các nhà đầu tư thực hiện dự án phát triển NLTT. Công khai quy hoạch, danh mục các dự án đầu tư NLTT để thu hút, khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển NLTT.

 

M.Hà_QLNL

Lượt xem:  973 Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Liên kết web