Một số kết quả qua 01 năm thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ tại Sở Công Thương (08/06/2020)
Ngày 23/3/2020, Thanh tra tỉnh Đắk Nông ban hành Công văn số 209/TTr-P1, về sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; qua một năm triển khai thực hiện, một số kết quả đạt được tại Sở Công Thương như sau:

Hội nghị toàn quốc phổ biến, quán triệt Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ. Ảnh ST.

          Những kết quả đạt được:

1. Việc phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện:

          Triển khai thực hiện Kế hoạch số 474/KH-UBND, ngày 11/9/2019 của UBND tỉnh về thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở Công Thương quan tâm, chỉ đạo thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTN. Cụ thể: Quán triệt, thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Chính phủ về phòng, chống tham nhũng, Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng; đặc biệt những vấn đề liên quan đến giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp.

          Công tác triển khai bằng nhiều hình thức: quán triệt trong các cuộc họp, qua giao ban, văn bản, mạng nội bộ, trang thông tin điện tử, Bản tin Công Thương. Yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan, đơn vị nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, hiệu quả công tác PCTN; phải bám sát chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, xác định rõ nội dung, nhiệm vụ, đề ra các giải pháp phòng ngừa tham nhũng như: Ban hành quy chế làm việc rõ ràng; xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn công khai, minh bạch trong hoạt động trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Chuyển đổi vị trí công tác của công chức, viên chức theo quy định; Cải cách hành chính, ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý; áp dụng trả kết quả giải quyết TTHC tại Bộ phận Một cửa; Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, đơn vị. Coi đấu tranh phòng, chống tham nhũng là một nhiệm vụ chính trị thường xuyên, liên tục, lâu dài, đặc biệt quan trọng và lấy làm tiêu chí để đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của cơ quan, đơn vị.

2. Việc ban hành văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg: 

Triển khai ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh về thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg, Sở đã ban hành các văn bản để thực hiện:

Kế hoạch số 41/KH-SCT, ngày 10/9/2019 về Thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021” theo Quyết định số 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

Kế hoạch số 43/KH-SCT, ngày 23/9/2019 về thực hiện Đề án đấu tranh phòng, chống “tham nhũng vặt” theo Kế hoạch số 473/KH-UBND, ngày 11/9/2019 của UBND tỉnh Đắk Nông về thực hiện Đề án số 09-ĐA/TU ngày 08/8/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc đấu tranh phòng, chống “tham nhũng vặt” trong hệ thống chính trị tỉnh Đắk Nông”;

Kế hoạch số 47/KH-SCT, ngày 23/10/2019 thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2019 và năm 2020”;

Kế hoạch số 21/KH-SCT, ngày 13/3/2020 về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020.

3. Việc rà soát nhận diện nguy cơ tham nhũng theo vị trí việc làm, kết quả rà soát; giải pháp phòng ngừa sau khi rà soát: nêu đơn vị, vị trí có nguy cơ; giải pháp phòng ngừa…

Thường xuyên rà soát đội ngũ công chức, viên chức hiện có trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh, vị trí công tác để làm cơ sở điều động, luân chuyển vị trí việc làm theo bản mô tả công việc và khung vị trí việc làm, đặc biệt đối với các vị trí cấp các loại giấy phép, chứng nhận.

Chấp hành nghiêm các quy định về chuyển đổi vị trí công tác của công chức, viên chức nhằm phòng ngừa nguy cơ tham nhũng; đầu năm 2020, đã thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với 03 công chức theo kế hoạch của Sở Công Thương.

4. Việc lập, công khai đường dây nóng, số điện thoại đường dây nóng, địa chỉ hộp thư điện tử tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu: địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ hộp thư, quy chế tiếp nhận, xử lý đường dây nóng…

Nhằm phát huy vai trò của nhân dân trong hoạt động giám sát đối với Đảng, giám sát hoạt động quản lý Nhà nước và xã hội; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị xâm hại; Sở Công Thương đã thành lập đường dây nóng và hộp thư tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên Trang thông tin điện tử, Bản tin Công Thương của Sở. Qua đó tiếp nhận các thông tin phản ánh, tố cáo về hành vi nhũng nhiễu, phiền hà của công chức, viên chức khi thi hành công vụ. Trong thời gian qua đến nay, không có công chức, viên chức nào bị kiến nghị, phản ánh vì có hành vi nhũng nhiễu, phiền hà đối với công dân, tổ chức qua hình thức này.

5. Việc tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân; công khai thời gian, địa điểm tiếp dân: số buổi tiếp công dân trong kỳ báo cáo, số buổi tiếp công dân được đăng lịch trên cổng thông tin điện tử; tổng số đơn thuộc thẩm quyền phải giải quyết, số đơn đã giải quyết, số đơn chưa giải quyết, lý do.

Việc tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân của Sở Công Thương được tuân thủ theo các quy định của Luật tiếp công dân, các quy định khác của pháp luật có liên quan. 

Lịch công tác tiếp công dân định kỳ của Giám đốc Sở Công Thương hàng tháng được công khai tại trụ sở, trên Trang thông tin điện tử và báo cáo tổng hợp kết quả đến cơ quan có thẩm quyền.

Thời gian tiếp thường xuyên từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần và tiếp định kỳ vào ngày 10 và 20 hàng tháng (trường hợp trùng với ngày nghỉ thì chuyển sang ngày kế tiếp). Bố trí phòng tiếp công dân theo quy định.

Đối với mục Tiếp công dân trên cổng thông tin điện tử, đã đăng Nội quy về tiếp công dân và giải quyết đơn thư; lịch tiếp công dân; tỉnh hình tiếp công dân và giải quyết đơn thư; kết luận tiếp công dân và kết quả xử lý đơn thư cụ thể.

Chất lượng công tác đối thoại với doanh nghiệp, người dân theo hướng thực chất, cầu thị; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp để giải quyết thực chất, dứt điểm những kiến nghị, phản ánh, tố cáo. Đến nay, hầu hết các đơn thư kiến nghị, phản ánh của công dân được phân loại xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật; không có đơn thư tồn đọng; thực hiện định kỳ báo cáo theo quy định về công tác phòng, chống tham nhũng.

6. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính Nhà nước; tại những nơi thường xuyên tiếp xúc giao dịch với người dân, doanh nghiệp phải có giám sát bằng công nghệ hiện đại (như ghi âm, ghi hình, giám sát trực tuyến…):

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước của Sở được thực hiện trên phần mềm quản lý văn bản Ioffice thuộc mạng wan của tỉnh. Theo đó, công tác quản lý đơn thư khiếu nại, tố cáo ở đơn vị được thực hiện trên phần mềm này, thuận tiện việc trao đổi thông tin kịp thời, chính xác giữa các cấp, ngành 100% dưới dạng điện tử. Cán bộ công chức, viên chức được trang bị hộp thư điện tử, áp dụng chữ ký số đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý. Hiện nay, việc trang bị công nghệ trong công tác tiếp dân bằng công nghệ hiện đại (ghi âm, hình ảnh….) chưa được thực hiện do còn hạn chế về kinh phí, trang bị, đồng thời cấp độ phản ánh của người dân chưa nhiều, chưa đến mức nghiêm trọng.

7. Việc nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc

Việc rà soát thủ tục hành chính theo hướng tinh gọn, rút ngắn thời gian, đưa ra lộ trình giải quyết; sau khi tiếp nhận hồ sơ, thủ tục hành chính theo quy định, không được yêu cầu doanh nghiệp, người dân bổ sung hồ sơ, tài liệu quá 01 lần. Tất cả các TTHC đều được giải quyết đúng và trước hạn, không có thủ tục trể hạn. 100% TTHC lĩnh vực Công Thương thuộc thẩm quyền xử lý của Sở được thực hiện tiếp nhận và trả kết quả qua phần mềm Một cửa điện tử Trung tâm hành chính công của tỉnh. Hàng năm, đều lấy ý kiến khảo sát của tổ chức, cá nhân về mức độ hài lòng của người dân đều được đánh giá tốt, không có ý kiến phàn nàn.

Bên cạnh đó, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 trong hoạt động của cơ quan; hàng năm ban hành và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đều hoàn thành.

8. Việc thực hiện quy tắc ứng xử, những việc không được làm của người có chức vụ, quyền hạn.

Thường xuyên chấn chỉnh lề lối làm việc và thực thi công vụ của cán bộ, công chức viên chức theo quy định tại Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 07/8/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông; Chỉ thị số 01/CT-UBND, ngày 05/01/2017 của UBND tỉnh Đắk Nông về chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương trong tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Sở đã ban hành Kế hoạch số 13/KH-SCT, ngày 19/02/2020 về cải thiện và nâng cao Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công (chỉ số PAPI) năm 2020 của ngành Công Thương. Theo đó, giao Văn phòng Sở tăng cường quản lý công chức, viên chức trong thực thi công vụ. Xử lý nghiêm đối với các trường hợp như sách nhiễu, gây khó khăn cho người dân hoặc lợi dụng chức vụ, vị trí công tác để trục lợi cá nhân của người có chức vụ, quyền hạn.

Kết quả, thời gian qua Sở Công Thương không có trường hợp công chức, viên chức vi phạm pháp luật phải xử lý kỷ luật.

9. Việc xử lý vi phạm và trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị thiếu trách nhiệm, để cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý trực tiếp có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với người dân, doanh nghiệp.

Bên cạnh việc triển khai, thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ, tiến hành đồng thời với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành, gắn với việc thực hiện đồng bộ các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về phòng, chống tham nhũng; kịp thời phát hiện, xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

Ngoài phát huy vai trò của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan trong công tác phòng chống tham những, đồng chí Bí thư Đảng ủy đồng thời là Giám đốc Sở đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo người đứng đầu các phòng, đơn vị đề cao trách nhiệm nêu gương, gương mẫu thực hiện và tăng cường trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao. Xây dựng đội ngũ công chức, viên chức vững vàng về chính trị, tư tưởng, trong sáng về đạo đức, lối sống, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp. Thời gian qua Sở Công Thương không có trường hợp người đứng đầu cơ quan, đơn vị để công chức, viên chức vi phạm pháp luật phải bị xử lý kỷ luật.

10. Công tác kiểm tra, giám sát đôn đốc trong triển khai thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg:

Triển khai thực hiện Kế hoạch số 474/KH-UBND, ngày 11/9/2019 của UBND tỉnh về thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở Công Thương chỉ đạo thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như: Tuyên truyền, xây dựng và tổ chức thực hiện các Kế hoạch về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Trung ương, của tỉnh.

Đi đôi với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phòng chống tham nhũng là rà soát việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị thông qua các cuộc họp, sinh hoạt với hình thức phù hợp nhằm đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, những ưu khuyết điểm để có hướng chấn chỉnh, khắc phục. Tổ chức thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan theo Nghị định số 04/2015/ NĐ-CP về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm phát huy quyền làm chủ của công chức, viên chức và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; phòng ngừa, ngăn chặn và chống các hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân.

Kết quả, qua 01 năm thực hiện, không có cá nhân, đơn vị vi phạm Chỉ thị 10/CT-TTg.

- Hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc:

Qua công tác triển khai thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; công chức, viên chức Sở Công Thương đã ngày một nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm đối với cộng đồng, doanh nghiệp; không xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà trong giải quyết công việc. Qua đó, tạo thêm niềm tin của người dân, doanh nghiệp đối với người thực thi công vụ của cơ quan Nhà nước.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng chống tham nhũng đôi khi còn hạn chế, chưa sinh động, hiệu quả chưa cao. Về hình thức tuyên truyền, phổ biến chủ yếu thực hiện lồng ghép, trên các phương tiện thông tin (Mạng nội bộ, Trang thông tin điện tử của Sở, Bản tin Công Thương); năng lực, phương pháp trình bày của báo cáo viên còn hạn chế, do báo cáo viên chưa được đào tạo, thực hiện công tác kiêm nhiệm và còn thiếu kinh nghiệm, nên hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến chưa cao. Cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng cho báo cáo viên pháp luật.

Có thể kể đến một trong những nguyên nhân chủ quan trong việc thực hiện tốt Chỉ thị 10/CT-TTg: Qua thực hiện sắp xếp tổ chức tinh gọn bộ máy của Sở Công Thương tại Quyết định số: 1877/QĐ-UBND ngày 22/11/2018 và Quyết định số: 1964/QĐ-UBND ngày 04/12/2018 của UBND tỉnh, theo Nghị quyết 18-NQ/TW, 19-NQ/TW và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2019; công tác phân công theo dõi trực tiếp công tác PCTN cụ thể; đội ngũ công chức, viên chức được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý Nhà nước, lý luận chính trị; có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, cùng với truyền thống đoàn kết, tinh thần làm việc trách nhiệm cao, là những điều kiện thuận lợi cho cấp ủy Đảng, lãnh đạo Sở trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ theo chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực công thương; các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở và trong công tác phòng chống tham nhũng. Nên thời gian qua, Sở không để xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà trong việc giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp./.

 

X.D-TTr

Lượt xem:  525 Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Liên kết web