Thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021” (10/09/2019)
Thực hiện Kế hoạch số 456/KH-UBND ngày 28/8/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 11/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019 – 2021";
Ngày 10/9/2019, Sở Công Thương ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Triển khai thực hiện nghiêm túc những chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng và công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng; gắn với xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giáo dục đạo đức, lối sống liêm chính cho công chức, người lao động trong cơ quan.

- Đổi mới nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng kết hợp tuyên truyền chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng với giáo dục đạo đức liêm chính, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, công chức, viên chức; phù hợp với đối tượng, địa bàn, lĩnh vực; chú trọng đối tượng đặc thù; đáp ứng nhiệm vụ chính trị và nhu cầu xã hội để tạo đồng thuận trong thực hiện.

- Bảo đảm tính khả thi; kế thừa và phát triển các kết quả, kinh nghiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng; đồng bộ, thống nhất và phối hợp với các chương trình, hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về phòng, chống tham nhũng nói riêng.

II. MỤC TIÊU, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG

1. Mục tiêu chung

- Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, ý thức chấp hành, học tập, tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính; xây dựng lối sống liêm chính và tuân thủ pháp luật về phòng, chống tham nhũng của công chức, người lao động trong cơ quan.

- Đưa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng phát triển ổn định, bền vững, có chiều sâu, thiết thực, hiệu quả; góp phần tích cực kiểm soát chặt, ngăn chặn nguy cơ tham nhũng.

- Phát huy vai trò chủ đạo của Thanh tra Sở trong thực hiện Đề án, phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp, Thanh tra Tỉnh và các cơ quan có liên quan thực hiện tốt các nhiệm vụ của Đề án.

2. Mục tiêu cụ thể

Phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp đảm bảo thực hiện các mục tiêu từ năm 2019 đến hết năm 2021như sau:

Cử cán bộ tham dự các hội nghị tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm công tác phòng, chống tham nhũng;

Tổ chức quán triệt, tuyên truyền Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 và các Nghị định hướng dẫn thi hành đối với toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị dưới các hình thức.

Hình thành văn hóa minh bạch, giải trình của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, nhận thức rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ là vi phạm pháp luật và trái đạo đức lương tâm, trách nhiệm cần lên án mạnh mẽ để xây dựng  mối quan hệ lành mạnh giữa cán bộ, công chức, viên chức với người dân, củng cố vững chắc đạo đức, hành vi chuẩn mực của cán bộ, công chức, viên chức và người dân.

3. Phạm vi và đối tượng

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; trong đó tập trung những đối tượng cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

Nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng gồm:

1. Thực trạng, nguyên nhân, điều kiện tham nhũng và giải pháp phòng, chống tham nhũng.

2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của phòng, chống tham nhũng và xây dựng đạo đức liêm chính.

3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức liêm chính và phòng, chống tham nhũng.

4. Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng.

5. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và văn bản hướng dẫn thi hành. Trọng tâm là quy định mới về: Hành vi tham nhũng; phòng chống tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước trong phòng, chống tham nhũng; các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; xử lý tham nhũng và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

6. Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng trong lịch sử Việt Nam.

7. Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng; hợp tác quốc tế của Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng; kinh nghiệm quốc tế về phòng, chống tham nhũng.

8. Tình hình, kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

9. Quyền, nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và công dân trong phòng, chống tham nhũng.

10. Mô hình, kinh nghiệm, gương tiêu biểu về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính.

11. Các sự kiện, vấn đề chính trị - pháp lý - kinh tế - văn hóa - xã hội có chủ đề, nội dung về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính.

IV. NHIỆM VỤ

  1. Nhiệm vụ chung:

Các phòng, đơn vị trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm thực hiện thường xuyên, liên tục các nhiệm vụ từ năm 2019 – 2021, cụ thể như sau:

1.1. Tổ chức, kiện toàn, nâng cao năng lực, tập huấn, bồi dưỡng cập nhật chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

1.2. Xây dựng chương trình, chuyên trang, chuyên mục; tin, bài, tranh, ảnh cổ động, khẩu hiệu có chủ đề tuyên truyền pháp luật phòng, chống tham nhũng và xây dựng đạo đức liêm chính trên trang thông tin điện tử, tạp chí ngành.

1.3. Biểu dương, nhân rộng mô hình, gương tiêu biểu trong phòng, chống tham nhũng và xây dựng đạo đức liêm chính.

1.4. Hưởng ứng các cuộc thi có chủ đề phòng, chống tham nhũng và xây dựng đạo đức liêm chính.

1.5. Xây dựng tủ sách pháp luật, điểm tuyên truyền tập trung về pháp luật phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính trong cơ quan, đơn vị.

1.6. Lồng ghép tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phòng chống tham nhũng trong các hoạt động chuyên môn, nhất là trong các hoạt động: Cải cách hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính; kiểm tra; thanh tra; giám sát; tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm hành chính.

1.7. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính thông qua các cuộc họp, hội nghị, sinh hoạt của cơ quan, tổ chức, đơn vị với hình thức phù hợp.

1.8. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính thực hiện tập trung, cao điểm trong dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Phòng, chống tham nhũng - ngày 9 tháng 12 hàng năm.

2. Nhiệm vụ cụ thể:

Thanh tra Sở chủ trì:

2.1. Tham mưu Lãnh đạo Sở, phối hợp Văn phòng cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia các hội nghị, lớp tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng do các Sở, ngành tổ chức cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác phòng, chống tham nhũng.

Chủ trì, phối hợp với Văn phòng tham mưu tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính cho cán bộ, công chức, viên chức dưới các hình thức.

2.2. Đăng tải đầy đủ các văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên Trang thông tin điện tử theo hướng cập nhật các văn bản, chính sách, pháp luật, các tài liệu tuyên truyền cơ bản; đồng thời đăng tải thông tin về sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng về phòng, chống tham nhũng, đặc biệt là những sự kiện trên địa bàn tỉnh; các thông tin chính thức về vụ án, vụ việc tham nhũng.

2.3. Thực hiện cấp phát các tài liệu, tờ rơi (do Thanh tra Chính phủ biên soạn, phát hành) chuyển tải kiến thức phổ thông về pháp luật phòng, chống tham nhũng phục vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Hưởng ứng tham gia các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, báo cáo viên, tuyên truyền viên giỏi trên địa bàn tỉnh về pháp luật phòng, chống tham nhũng theo chỉ đạo, hướng dẫn của ngành Tư pháp.

Các nhiệm vụ trên thực hiện thường xuyên, từ năm 2019 đến năm 2021.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các phòng, đơn vị, đoàn thể trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao có trách nhiệm chủ động phối hợp triển khai thực hiện Kế hoạch này;

2. Thanh tra Sở là đơn vị chủ trì tham mưu hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc; định kỳ hàng năm kiểm tra việc triển khai thực hiện; sơ kết, tổng kết đánh giá, khen thưởng các nhiệm vụ được nêu trong Kế hoạch này; tổng hợp báo cáo kết quả về Thanh tra tỉnh trước ngày 15/12 hàng năm./.

 

Thanh tra Sở

Lượt xem:  3,679 Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Liên kết web