Tình hình triển khai kế hoạch phát triển thương mại giai đoạn 2016-2020 và công tác quản lý nhà nước về thương mại năm 2019, nhiệm vụ chủ yếu năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông (19/12/2019)

1. Về thị trường nội địa

Những năm qua, hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển. Hàng hóa trên thị trường phong phú, đa dạng, việc mua bán thuận lợi, giá cả ổn định, không có tình trạng thiếu hàng, sốt giá. Mạng lưới kinh doanh thương mại phát triển đa dạng, mở rộng xuống tận cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Mặt khác, hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, từng bước phát triển, đến nay đã có 46 chợ/71 xã, phường, thị trấn; 01 Trung tâm thương mại Kiến Đức, huyện Đắk R’Lấp; 01 Siêu thị hạng III tại thị xã Gia Nghĩa; 01 trung tâm phức hợp, huyện Cư Jút và hệ thống cửa hàng tiện lợi, đại lý bán buôn, bán lẻ được hình thành tại các trung tâm thị trấn, thị tứ đã làm tốt chức năng giao lưu, trao đổi hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường đã được quan tâm, tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón; thuốc bảo vệ thực vật; vệ sinh ATTP; chống gian lận thương mại, vận chuyển, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng…. Qua đó, góp phần bình ổn thị trường, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ phát triển, đã đáp ứng khá tốt nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của người dân trên địa bàn tỉnh.

Mặc dù hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh có những bước phát triển. Tuy nhiên, theo kế hoạch chỉ tiêu Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ giai đoạn 2016-2020 là 73.772 tỷ đồng, tuy nhiên theo dự kiến chỉ đạt  72.460 tỷ đồng, thấp hơn 1.312 tỷ đồng, đạt 98,22% Kế hoạch.

Nguyên nhân là 03 năm (2018-2020), giá một số mặt hàng nông sản trên địa bàn tỉnh giảm sâu (cà phê, hạt tiêu...), đã ảnh hưởng đến thu nhập của người dân trên địa bàn tỉnh, do đó nhu cầu mua sắm cho tiêu dùng, sản xuất của người dân không cao như dự báo. Bên cạnh, một số dự án trọng điểm (dự án nhà máy alumin Nhân Cơ, điện mặt trời...) đi vào hoạt động trong kỳ, sẽ tạo động lực cho ngành thương mại, dịch vụ phát triển. Tuy nhiên, dự án nhà máy alumin Nhân Cơ đi vào hoạt động chậm (tháng 12 năm 2016) và dự án nhà máy điện phân nhôm cũng chưa đi vào hoạt động, do đó cũng chưa thu hút được nhiều hoạt động thương mại, dịch vụ trong vùng dự án phát triển.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): Năm 2016-2018 và dự kiến năm 2019, giá cả hàng hóa trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định, nguồn cung hàng hóa dồi dào đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, sốt giá. Cùng với các giải pháp điều hành của Trung ương, về phía tỉnh đã thực hiện tốt công tác quản lý giá trên địa bàn, Sở Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với Sở Tài cính tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo và điều hành các giải pháp bình ổn giá trên địa bàn. Đồng thời, Sở cũng đã tăng cường nắm bắt tình hình cung cầu, giá cả hàng hóa, đặc biệt là những dịp lễ tết để kịp thời tham mưu khi thị trường có dấu hiệu bất thường; thực hiện tốt Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, vùng biên giới, đẩy mạnh xã hội hóa chương trình bình ổn thị trường, khuyến khích các doanh nghiệp tự nguyện tham gia không cần hỗ trợ vốn từ ngân sách Nhà nước ((Chi nhánh Liên hiệp hợp tác xã thương mại TP HCM tại Đắk Nông (Co.opmart Đắk Nông), Chi nhánh Tổng công ty lương thực miền Nam)); tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, trong đó bao gồm việc niên yết và bán theo giá niêm yết, nhất là các mặt hàng thiết yếu, phục nhu cầu tiêu dùng, sản xuất của người dân (lương thực, thực phẩm, xăng dầu, phân bón...), đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về giá, qua đó đã góp phần bình ổn thị trường, kiềm chế lạm phát.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2016 so với năm trước tăng 2,95%, năm 2017 tăng 4,23%, năm 2018 tăng 3.39%, năm 2019 dự kiến tăng 2,7%...

Tình hình phát triển hạ tầng thương mại (hạ tầng chợ; siêu thị, trung tâm thương mại).

Trong thời gian qua, Đảng và Chính quyền, nhân dân tỉnh Đắk Nông đã huy động nguồn lực, quan tâm đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo hệ thống chợ, đồng thời phát triển các kênh phân phối hiện đại, văn minh như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi.

Hệ thống chợ được hình thành tạo ra thị trường phục vụ cho nhu cầu lưu thông hàng hóa, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế xã hội, nhất là các chợ tại các xã, chợ liên xã trên địa bàn các huyện cũng đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi mua bán, phục vụ sản xuất và đời sống của người dân; hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi từng bước phát triển, bước đầu đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và tạo điều kiện cho nhân dân trên địa bàn có điều kiện tiếp cận mô hình thương mại hiện đại, thuận tiện trong việc lựa chọn và mua sắm các mặt hàng chất lượng cao.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có 46 chợ (tăng 05 chợ so với năm 2015) đang hoạt động được phân bố trên 42 xã, phường và thị trấn; trong đó có 01 chợ hạng 1, 05 chợ hạng 2, 31 chợ hạng 3 và 09 chợ tạm (còn lại 29 xã, phường chưa có chợ); 01 Trung tâm thương mại Kiến Đức, huyện Đắk R’Lấp (đã hoàn thành đi vào hoạt động giai đoạn 1, đang tiếp tục triển khai giai đoạn 2); 02 Siêu thị hạng III (tại thị xã Gia Nghĩa; huyện Cư Jút (tăng 01 siêu thị so với năm 2015)); đầu tư xây mới trên nền chợ cũ 01 chợ hạng 1 (chợ Gia Nghĩa), đến nay đã cơ bản hoàn thiện việc đầu tư xây dựng, dự kiến từ nay đến hết quý I năm 2020 sẽ đưa vào hoạt động. Ngoài ra, đã thực hiện chuyển đổi hoàn thành  mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác 02 chợ (chợ Nâm Đ’Nir, chợ Đắk Song) sang mô hình doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý hoạt động hiệu quả hơn.

2. Về xuất, nhập khẩu

Về xuất khẩu: Hoạt động xuất khẩu tiếp tục được đẩy mạnh, quy mô và tốc độ tăng trưởng đã được mở rộng và tăng trưởng khá cao. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2016-2020, dự kiến đạt 5.260 triệu USD, đạt 121,76% kế hoạch đề ra (5.260/4.4320).

Quy mô các mặt hàng xuất khẩu đã được tăng lên, nâng cao kim ngạch xuất khẩu, tập trung cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như cà phê, hạt điều, hạt tiêu, cao su... và trong kỳ có thêm sản phẩm chủ lực mới xuất khẩu đó là sản phẩm alumin; thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, ngoài việc duy trì các thị trường truyền thống, các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đang chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường mới. Đến nay, quan hệ thị trường của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được mở rộng đến 35 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong đó, chiếm tỷ trọng cao và ổn định là Singapore, Hàn Quốc, Ausstralia, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Philipin, Nhật Bản... Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh cũng đã chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường mới như Châu Phi, Trung Đông…

Số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu ngày càng tăng, đến nay trên địa bàn tỉnh có 18 doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu. Trong đó có 12 doanh nghiệp tham gia ổn định, gồm  02 doanh nghiệp nhà nước (Công ty điện lực Đắk Nông, Công ty Nhôm Đắk Nông thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam), 07 doanh nghiệp ngoài nhà nước và 03 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ( Công ty TNHH Olam Việt Nam, Công ty TNHH Công nghiệp thực phẩm Pagoda, Công ty TNHH Nông nghiệp MJ Việt Nam). Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giữ vai trò quyết định đến sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu (Công ty Olam), chiếm hơn 60% giá trị kim ngạch xuất khẩu; tiếp đến là doanh nghiệp nhà nước chiếm gần 20%, còn lại là doanh nghiệp tư nhân.

Về nhập khẩu: Nhập khẩu đã phục vụ tốt cho nhu cầu đầu tư máy móc, thiết bị phụ tùng, linh kiện, nguyên vật liệu phục vụ đầu tư và sản xuất. Qua đó, cũng góp phần nâng cao năng lực sản xuất của ngành, phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu.

          Kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2016-2020 dự kiến thực hiện 1.150 triệu USD, đạt 172,92% kế hoạch đề ra (1.150/665 triệu USD). Kim ngạch nhập khẩu tăng chủ yếu ở mặt hàng điều nguyên liệu do tăng giá nhập khẩu. Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu như: điều nguyên liệu, tiêu đen, gỗ, máy móc thiết bị.

          3. Các nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh năm 2019

          - Tham mưu UBND tỉnh ban hành và triển khai thực hiện: Quyết định 21/2019/QĐ-UBND ngày 02/8/2019 về việc ban hành Quy chế phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; Quyết định số 28/2019/QĐ-UBND ngày 06/12/2019 về việc ban hành Quy chế phối hợp quản lý hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; Quyết định số 720/QĐ-UBND ngày 17/5/2019 về việc ban hành Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Đắk Nông năm 2019; Quyết định số 352/QĐ-UBND ngày 20/3/2019 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 24/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Quyết định 1554/QĐ-UBND ngày 20/9/2019 về việc phê duyệt Đề cương Dự án: “Xây dựng và tổ chức thực hiện dự án mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông”; Quyết định 1479/QĐ-UBND ngày 05/9/2019 về việc phê duyệt Đề án: Xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP mẫu tỉnh Đắk Nông;

          + Trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt phê duyệt Dự án: "Xây dựng và tổ chức thực hiện dự án mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đăk Nông"; Kế hoạch Xúc tiến thương mại địa phương năm 2020 (đang hoàn thiện theo phân bổ dự toán của UBND tỉnh cho Sở Công Thương tỉn Đắk Nông năm 2020); phê duyệt giá tối đa đối với dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ Gia Nghĩa thuộc thị xã Gia Nghĩa và chợ Nhân Cơ thuộc huyện Đắk R’lấp.

- Tham mưu tổ chức 02 Hội nghị tập huấn về các sự kiện Hội nhập kinh tế quốc tế nổi bật năm 2019 và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; triển khai 02 đề án thương mại điện tử quốc gia năm 2019 theo Quyết định số 4618/QĐ-BCT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt các đề án thuộc Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia năm 2019; Xây dựng 01 phóng sự truyền hình về thương mại điện tử tỉnh Đắk Nông năm 2019; Xây dựng và phát hành Sổ tay thương mại điện tử tỉnh Đắk Nông năm 2019; Tổ chức thực hiện ngày quyền của người tiêu dùng năm 2019.

          - Tổ chức thực hiện Kế hoạch xuất khẩu hàng chủ lực tỉnh Đắk Nông: Xây dựng ấn phẩm xuất khẩu hàng chủ lực tỉnh Đắk Nông năm 2019, Tham gia Hội chợ quốc tế công nghiệp thực phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh;  Tổ chức thực hiện Đề án thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa có lợi thế phát triển của miền núi, vùng sâu, vùng xa thông qua hệ thống phân phối trên thị trường: Tổ chức đoàn tham dự Hội chợ Quốc tế thương mại, du lịch và Đầu tư hành lang kinh tế Đông Tây - Đà Nẵng năm 2019; Xây dựng đểm bán hàng Việt tại huyện Tuy Đức…

4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ thường xuyên năm 2019:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã Gia Nghĩa  tham mưu triển khai thực hiện Quyết định số 35/2015/QĐ-UBND ngày 30/11/2015 của UBND tỉnh Đắk Nông ban hành Quy định về quy trình chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

- Chấp thuận cho 04 doanh nghiệp đăng ký tổ chức 13 hội chợ, triển lãm thương mại trên địa bàn tỉnh vào năm 2019 và 01 doanh nghiệp đăng ký tổ chức 04 hội chợ, triển lãm thương mại trong năm 2020. Xác nhận 07 chương trình đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại theo hình thức may rủi; thường xuyên theo dõi chương trình khuyến mại, hội chợ - triển lãm do các doanh nghiệp thực hiện trên địa bàn tỉnh.

- Thông tin, phổ biến các chương trình hội chợ triển lãm trong nước và nước ngoài cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh biết để tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm hàng hóa.

- Xây dựng và tổ chức ngày Quyền lợi người tiêu dùng năm 2019 (15/3/2019).

- Lĩnh vực bán hàng đa cấp: Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo theo dõi, xác nhận đăng ký thông báo bán hàng đa cấp, tổ chức hội nghị, hội thảo theo phương thức bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh theo các quy định hiện hành.

- Đã tham mưu cấp 109 Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu và cấp 06 Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu.

- Đã tham mưu cấp 01 Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân kinh doanh mua bán khí.

- Thường xuyên theo dõi, hướng dẫn việc cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm rượu và cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá của phòng Kinh tế - hạ tầng các huyện và phòng Kinh tế thị xã Gia Nghĩa.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện các chính sách phát triển thương mại biên giới, bao gồm: buôn bán chính ngạch, buôn bán tiểu ngạch và buôn bán qua biên giới của thương nhân trên địa bàn theo quy định.

- Tổng hợp, báo cáo Bộ Công Thương và các cơ quan có liên quan tình hình xuất - nhập khẩu hàng tháng trên địa bàn tỉnh.

5. Phương hướng nhiệm vụ năm 2020

5.1. Về chỉ tiêu thương mại

- Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ toàn tỉnh năm 2020 phấn đấu đạt 17.715 tỷ đồng, tăng 20,22% so với ước thực hiện năm 2019.

- Kim ngạch xuất khẩu phấn đấu đạt 1.170 triệu USD, tăng 1,7% so với ước thực hiện năm 2019.

- Kim ngạch nhập khẩu phấn đấu đạt 220 triệu USD, giảm 35,3% so với ước thực hiện năm 2019.

5.2. Tham mưu ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định 06/2016/QĐ-UBND ngày 01/3/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Đắk Nông.

5.3. Tham mưu tiếp tục tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển thương mại điện tử năm 2020.

5.4. Tham mưu tổ chức thực hiện ngày quyền của người tiêu dùng năm 2020.

5.5. Tham mưu tổ chức thực hiện Kế hoạch xuất khẩu hàng chủ lực tỉnh Đắk Nông năm 2020.

5.6. Tham mưu tổ chức thực hiện Đề án thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa có lợi thế phát triển của miền núi, vùng sâu, vùng xa thông qua hệ thống phân phối trên thị trường.

5.7. Tham mưu tổ chức thông tin,tuyên truyền Hiệp định CPTPP và các sự kiện hội nhập quốc tế nổi bật đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

5.8. Tiếp tục tham mưu xây dựng mô hình thí điểm chợ ATTP năm 2020.

5.9. Xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

5.10. Tiếp tục theo dõi, nắm bắt tình hình đầu tư và hoạt động của các DA ngành công thương để kịp thời tháo gỡ và tham mưu tháo gỡ những khó khắn, vướng mắc, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án đề sớm đi vào hoạt động, góp phần nâng cao năng lực sản xuất của ngành.

5.11. Tham mưu tổ chức tập huấn chuyên môn cho cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện công tác quản lý nhà nước về bán hàng đa cấp và phổ biến, tuyên truyền pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp cho các doanh nghiệp, người tham gia bán hàng đa cấp.

5.12. Tham mưu, định hướng các hoạt động xúc tiến thương mại địa phương nhằm trợ giúp doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh mở rộng thị trường hàng hóa, phát triển sản xuất, kinh doanh.

5.13. Tham mưu UBND tỉnh phát triển hạ tầng thương mại tại Trung tâm các huyện, thành phố Gia Nghĩa (vào năm 2020), phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Nông; phát triển hệ thống các kênh phân phối, bán buôn, bán lẻ góp phần đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

5.14. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thị trường, tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giải trên địa bàn tỉnh.

5.15. Phối hợp với các ngành kêu gọi đầu tư phát triển hệ thống Trung tâm logistics tỉnh Đắk Nông.

5.16. Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phân tích, dự báo, theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường trong và ngoài nước, các yếu tố ảnh hưởng giá hàng hóa, đặc biệt trong các dịp lễ, tết để kịp thời tham mưu điều tiết cung - cầu và bình ổn thị trường, nhất là những mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá, đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu cho nhân dân trong tỉnh, vùng xa trung tâm huyện, thị xã.

 

Q.M-QLTM

Lượt xem:  475 Bản in Quay lại

Ý kiến độc giả
{{NguoiGui}}   ()
gửi lúc {binding NgayGui, convert=dateConverter}
{{ HienThiNoiDung(NoiDung,TrangThai)}}
Chưa có bình luận nào của độc giả.
Tin đã đưa
Liên kết web