Mục đích của kế hoạch là triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TU ngày 21/7/2022 của Tỉnh ủy, Kế hoạch số 478/KH-UBND ngày 22/8/2022 của UBND tỉnh; Nâng cao nhận thức trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, trưởng các phòng, đơn vị thuộc Sở trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo về công tác PCTN, TC; khắc phục tình trạng người đứng đầu chưa giám sát chặt chẽ, còn nể nang, né tránh, để xảy ra tình trạng tham nhũng trong cơ quan, đơn vị hoặc lĩnh vực phụ trách.
Với mục đích nêu trên, Kế hoạch đã đề ra 06 nhiệm vụ, giải pháp. Cụ thể:
1. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện việc phổ biến, quán triệt các quy định của Đảng, Nhà nước về PCTN, TC. Trưởng các phòng, đơn vị trực thuộc rà soát lại toàn bộ chức năng, nhiệm vụ, các quy định thuộc lĩnh vực ngành, cơ quan đảm trách, nếu phát hiện nội dung chưa phù hợp, còn bất cập có thể dẫn đến tham nhũng, tiêu cực thì phải tăng cường công tác quản lý, đồng thời, chủ động bổ sung, sửa đổi hoặc tham mưu cơ quan có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi kịp thời nhằm ngăn chặn tham nhũng, tiêu cực.
2. Tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác PCTN, TC. Thủ trưởng cơ quan, trưởng các phòng, đơn vị thuộc Sở phải liêm khiết, nêu cao tinh thần trách nhiệm và kiên quyết ngăn chặn, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, ngăn ngừa, phát hiện và kịp thời xử lý cán bộ, công chức, đảng viên vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTN, TC; phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
3. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy và Ban Chỉ đạo PCTN, TC tỉnh trong công tác đấu tranh PCTN, TC; phát huy tinh thần trách nhiệm và vai trò nêu gương của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong thực hiện quy định về PCTN, TC; đưa nội dung đấu tranh PCTN, TC vào chương trình, kế hoạch công tác trọng tâm hằng năm của cơ quan, đơn vị; lấy kết quả công tác PCTN, TC là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; để xem xét, sử dụng, quy hoạch, điều chuyển, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức.
4. Tổ chức thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực tại cơ quan, đơn vị; tăng cường quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, xử lý nghiêm, không để xảy ra các hành vi tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nghiêm quy chế làm việc, quy chế dân chủ ở cơ sở; quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp; chuyển đổi vị trí công tác; kiểm soát tốt các trường hợp “xung đột lợi ích”, tổ chức thực hiện nghiêm công tác kê khai tài sản, thu nhập.
5. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát; Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đôn đốc và tự kiểm tra nội bộ cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức, viên chức nhằm ngăn ngừa và kịp thời phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực.
6. Tiếp tục thực hiện nghiêm, đúng quy định, hiệu quả Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Tập trung chỉ đạo thực hiện đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức.
Nội dung chi tiết theo Kế hoạch đính kèm