Về thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ: Người đứng đầu, các thành viên cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị đề xuất nhân sự và nhận xét, đánh giá cán bộ được đề xuất. Nếu người được giới thiệu là cán bộ công tác trong cơ quan, đơn vị thì phải được quy hoạch vào chức danh bổ nhiệm; đối với nhân sự từ nơi khác thì phải được quy hoạch chức danh tương đương trở lên. Trường hợp điều động để bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử chức vụ tương đương với chức vụ đang đảm nhận (kể cả trong hoặc ngoài cơ quan, đơn vị) thì không nhất thiết phải được quy hoạch vào chức danh đó; trường hợp đặc biệt khác do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Tập thể cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận, nhận xét, đánh giá cán bộ, quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trường hợp tập thể lãnh đạo giới thiệu 2 người có số phiếu ngang nhau thì chọn nhân sự do người đứng đầu giới thiệu để quyết định bổ nhiệm hoặc trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm.
Quy trình, thủ tục bổ nhiệm phải thực hiện đúng Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đơn thể chính trị - xã hội và quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Quy định số 02-QĐ/TU.
Danh mục hồ sơ, tài liệu bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử được thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Quy định số 02-QĐ/TU.
Thời hạn và điều kiện bổ nhiệm được quy định cụ thể tại Điều 4, Điều 5 Quy định số 02-QĐ/TU.
Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quy định trình tự bổ nhiệm lại tại Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 Quy định số 02-QĐ/TU.
Việc điều động, biệt phái cán bộ phải căn cứ vào yêu cầu công tác, nhiệm vụ chính trị, quy hoạch cán bộ, năng lực, sở trường của cán bộ nhằm sử dụng cố hiệu quả và tạo sự đồng bộ trong đội ngũ cán bộ; khắc phục tình trạng khép kín, cục bộ trong từng ngành, từng địa phương, từng tổ chức; đồng thời bảo đảm sự ổn định và phát triển của đội ngũ cán bộ. Cán bộ được điều động do yêu cầu công tác theo quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc được điều động khi đã giữ chức vụ 02 nhiệm kỳ liên tiếp cùng một cơ quan, đơn vị và địa phương. Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện để cán bộ được điều động, biệt phái, sớm ổn định công tác và sinh hoạt. Cán bộ được điều động, biệt phái đến những vùng khó khăn như vùng sâu, vùng xa, biên giới được ưu tiên giải quyết trước thời hạn một số chế độ, chính sách theo quy định.
Cá nhân, tập thể xuất chịu trách nhiệm chính trước cấp có thẩm quyền về nhận xét, đánh giá, kết luận tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác, ưu, khuyết điểm; kê khai tài sản, thu nhập và ý kiến đề xuất quy hoạch, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, bố trí và sử dụng cán bộ.
Cơ quan tham mưu tổ chức, cán bộ và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định, đề xuất nhân sự theo chức năng,nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
Tập thể quyết định bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình về công tác cán bộ; lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát, khen thưởng, kỷ luật.
Quy định này gồm có 06 Chương, 19 Điều; đã có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/6/2021 và thay thế Quyết định số 11-QĐi/TU ngày 17/10/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông./.