Diễn biến và triển vọng xuất khẩu mặt hàng Cà phê tháng 3/2020 (15/04/2020)
Theo Báo cáo của Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương, cho thấy Diễn biến và triển vọng xuất khẩu mặt hàng cà phê cả nước tháng 3/2020 như sau:

Cà phê là ngành hàng quan trọng, chiếm 1,08% tổng kim ngạch xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm 2020. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 6 tỷ USD vào năm 2030, đồng thời nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm cà phê Việt, việc xây dựng thương hiệu phải được chú trọng và quan tâm hơn nữa trong năm 2020 và giai đoạn tới.

1.   THỊ  TRƯỜNG CÀ PHÊ THẾ GIỚI

Nguồn cung:

Theo báo cáo thị trường cà phê tháng 2/2020 của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), tổng sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2019/20 ước đạt 168,86 triệu bao, giảm 0,8% so với niên vụ trước. Sản lượng Arabica ước tính giảm 3,9% đạt 96,37 triệu bao trong khi sản lượng Robusta ước tính tăng 3,7% đạt 72,5 triệu bao.

Xuất khẩu:

Xuất khẩu cà phê trong 4 tháng đầu năm niên vụ 2019/20 giảm 5,8% xuống 39,53 triệu bao so với 41,95 triệu bao trong niên vụ 2018/19. Trong đó, xuất khẩu cà phê Arabica từ Braxin giảm 11,8% xuống 13,28 triệu bao, và từ các quốc gia khác giảm 6,6% xuống còn 6,46 triệu bao. Tuy nhiên, xuất khẩu Arabica của Côlômbia tăng 0,6% lên 5,27 triệu bao. Xuất khẩu cà phê Robusta giảm 1,4% xuống 14,51 triệu bao. Trong đó:

+ Xuất khẩu từ châu Phi trong 4 tháng đầu năm tăng 9,5% lên 4,38 triệu bao từ 3 nhà sản xuất lớn nhất khu vực đều tăng. Trong đó, xuất khẩu của Uganda đạt 1,62 triệu bao, tăng 10%; xuất khẩu của Ethiopia tăng 18,2% lên 1,17 triệu bao; Bờ Biển Ngà tăng 5,6% lên 558.000 bao.

+ Xuất khẩu cà phê của châu Á và châu Đại Dương giảm 5,4% xuống 12,21 triệu bao. Xuất khẩu của Việt Nam giảm 14,6% xuống 8,35 triệu bao vì giá cà phê thấp khiến nông dân không muốn bán cà phê, đặc biệt là nguồn cung dồi dào từ các nhà sản xuất robusta khác. 

Xuất khẩu của Ấn Độ giảm 8.4% xuống còn 1.41 triệu bao với xuất khẩu cà phê xanh giảm 22,6% xuống còn 726.000 bao, tuy nhiên xuất khẩu cà phê hòa tan tăng 13,9% lên 687.000 bao. 

Indonesia xuất khẩu đạt 1,99 triệu bao, tăng 86,8% so với cùng kỳ khi sản lượng của quốc gia này phục hồi 16,8% so với năm trước.

+ Xuất khẩu từ Mexico và Trung Mỹ tăng 1,7% so với 4 tháng đầu niên vụ 2018 - 2019, lên 3,07 triệu bao. Sự tăng trưởng này là nhờ Honduras khi xuất khẩu tăng 2,6% lên 1,22 triệu bao. 

Ngược lại, xuất khẩu từ Mexico trong 4 tháng giảm 13,1% xuống còn 652.000 bao, một phần do giá thấp và tiêu dùng nội địa tăng làm giảm lượng cà phê xuất khẩu. 

+ Xuất khẩu của Nicaragua và Guatemala tăng lần lượt là 63,5% và 1,6%, đạt 525.000 bao và 507.000 bao. Sự tăng giá gần đây cũng như sản xuất cao hơn so với ước tính ban đầu có thể đã thúc đẩy xuất khẩu từ hai quốc gia này.

+ Xuất khẩu của Nam Mỹ giảm 9,8% xuống còn 19,86 triệu bao. Trong đó, các chuyến hàng từ Braxin giảm 12,7% xuống còn 13,16 triệu bao.

Xuất khẩu cà phê arabica của Braxin giảm 17% xuống còn 10,74 triệu bao nhưng xuất khẩu robusta tăng 22,4% lên 1,13 triệu bao. 

Xuất khẩu từ Côlômbia tăng 1,5% lên 4,83 triệu bao trong khi sản lượng, theo ước tính của Liên đoàn người trồng cà phê Côlômbia, tăng 12,9% lên khoảng 5,61 triệu bao. 

Vào tháng 2, Côlômbia đã ra mắt Quĩ bình ổn giá cà phê để bảo vệ nông dân trước biến động giá cả với mục tiêu là cải thiện hơn nữa chất lượng cà phê nước này.

Tiêu thụ:

Tổng mức tiêu thụ cà phê ước tính khoảng 169,34 triệu bao trong niên vụ 2019/20, tăng 0,7% so với niên vụ 2018/19, thâm hụt dự kiến ​​là 0,48 triệu bao. Hiện dịch Covid-19 đang lan rộng có thể tác động đến tiêu thụ cà phê toàn cầu trong thời gian tới.

Bảng 1: Cung, cầu cà phê thế giới

(ĐVT; nghìn bao loại 60kg)                                                            

Năm

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Ước tính 2019

Niên vụ 2018/19 (%)

Sản xuất

 154.996

 158.625

 162.676

 170.223

 168.861

-0,8

Arabica

 91.181

 100.776

 97.290

 100.317

 96.365

-3,9

Robusta

 63.815

 57.849

 65.386

 69.906

 72.496

3,7

Châu Phi

 15.756

 16.729

 17.376

 18.623

 18.190

-2,3

Châu Á và châu Đại Dương

 49.484

 45.652

 48.408

 48.064

 50.652

5,4

Mexico và Trung Mỹ

 17.106

 20.322

 21.725

 21.345

 21.692

1,6

Nam Mỹ

 72.651

 75.921

 75.167

 82.191

 78.328

-4,7

Tiêu thụ

 155.491

 158.642

 162.555

 168.099

 169.337

0,7

Nước xuất khẩu

 47.548

 48.488

 49.793

 50.510

 51.018

1,0

Nước nhập khẩu

 107.943

 110.154

 112.763

 117.589

 118.319

0,6

Châu Phi

 10.951

 11.130

 11.527

 11.724

 11.939

1,8

Châu Á và châu Đại Dương

 32.863

 34.573

 35.697

 36.470

 37.511

2,9

Mexico và Trung Mỹ

 5.295

 5.226

 5.321

 5.401

 5.474

1,4

Châu Âu

 52.147

 52.045

 53.148

 55.731

 55.395

-0,6

Bắc Mỹ

 28.934

 29.559

 29.941

 31.644

 31.876

0,7

Nam Mỹ

 25.299

 26.111

 26.922

 27.128

 27.141

0,1

Cân bằng

 -495

 -18

 121

 2.124

-476

 

 (Nguồn: Ico.org)

 

2.   THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

2.1.      Tình hình sản xuất trong nước:

Mùa khô tại Việt Nam đã bắt đầu, nhiều nguồn nước tưới đã cạn kiệt. Dự báo các tỉnh khu vực Tây Nguyên sẽ đối mặt với hạn nặng từ giữa tháng 3/2020. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, tổng dung tích của 238 hồ chứa của tỉnh khoảng 35 triệu m3 , đến nay còn khoảng 77%, nhiều hồ đã ở mức nước chết. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông đang triển khai luân chuyển nguồn nước từ những nơi còn đảm bảo về những nơi khô kiệt. Thời tiết không thuận lợi, cùng với hạn hán, xâm nhập mặn sẽ tác động đến sản lượng cà phê vụ 2019/20. Do vậy, để phát triển ngành nông nghiệp bền vững, nhất là với các cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cây cà phê cần áp dụng hệ thống tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm nước, tăng cường năng lực giám sát, dự báo nguồn nước, hạn hán để thông tin kịp thời, triển khai ứng phó phù hợp với từng giai đoạn.

Diễn biến giá cà phê trong nước

Giá cà phê trong nước tuần qua giảm so với cùng kỳ tháng trước. Hiện giá cà phê ngày 25/3/2020 tại Đắc Lăk, Gia Lai, Đăk Nông cùng giảm 100 đồng/kg so với cùng kỳ tháng trước, dao động từ 30.900 đồng/kg – 31.100 đồng/kg. Giá cà phê tại Lâm Đồng không có biến động so với cùng kỳ tháng trước, đạt 30.900 đồng/kg.

Giá cà phê xuất khẩu giao tại cảng TP. Hồ Chí Minh tăng 81 USD/tấn so với tuần trước và tăng  20 USD/tấn, lên 1.373 USD/tấn.

         Bảng 2: Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam ngày 25/3/2020

Thị trường

ĐVT

Ngày 25/3/2020

Ngày 18/3/2020

Ngày 25/2/2020

So với tuần trước(%)

So với tháng trước(%)

Đắc Lăk

VNĐ/kg

31.100

30.000

31.200

1.100

-100

Lâm Đồng

VNĐ/kg

30.900

29.800

30.900

1.100

0

Gia Lai

VNĐ/kg

31.100

30.100

31.200

1.000

-100

Đăk Nông

VNĐ/kg

31.100

30.100

31.200

1.000

-100

TP. Hồ Chí Minh

USD/tấn (FOB)

1.373

1.292

1.353

81

20

 

            (Nguồn: giacaphe.com) 

 

 2.2. Tình hình xuất khẩu cà phê

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 3/2020 ước đạt 150 nghìn tấn, trị giá 254 triệu USD, giảm 13,7% về lượng và giảm 13,3% về trị giá so với tháng 2/2020; so với tháng 3/2019 giảm 12,7% về lượng và giảm 14,7% về trị giá.

Tính chung, 3 tháng đầu năm 2020 xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 469 nghìn tấn, trị giá 794 triệu USD, giảm 3,9% về lượng và giảm 6,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm trong 3 tháng đầu năm 2020 do giá cà phê xuống thấp khiến nông dân không muốn bán cà phê, cùng với đó tác động của dịch bệnh.

Biểu đồ 1: Khối lượng và giá cà phê xuất khẩu giai đoạn 2017 - 2020

 

                              (Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan)

Về thị trường xuất khẩu:

2 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Angiêri … tăng so với cùng kỳ năm 2019, trong khi đó xuất khẩu sang một số thị trường giảm như Mỹ, Nga, Philippin... Cụ thể:

Xuất khẩu cà phê sang thị trường EU lớn nhất chiếm 44,4% tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này trong 2 tháng đầu năm 2020, đạt 141,6 nghìn tấn, trị giá 227,3 triệu USD, tăng 9,2% về lượng và tăng 5,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, xuất khẩu cà phê sang một số nước thuộc khối này tăng như: sang Đức tăng 32,8%; sang Italia tăng 5,4%; sang Pháp tăng 7,2%; sang Ba Lan tăng 47%; sang Hà Lan tăng 55%; sang Phần Lan tăng 8,9%... Trái lại, xuất khẩu sang thị trường giảm như Tây Ban Nha, Bỉ, Bồ Đào Nha, Rumani, Đan Mạch, Hunggary giảm từ 4,5% - 58,1% so với cùng kỳ năm 2019. Giá xuất khẩu cà phê sang thị trường EU đạt trung bình 1.605 USD/tấn, giảm 3,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Xuất khẩu cà phê sang thị trường Nhật Bản đạt 19,4 nghìn tấn, trị giá 34,6 triệu USD, tăng 7,5% về lượng và tăng 6,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Giá xuất khẩu cà phê sang thị trường Nhật Bản đạt trung bình 1.780 USD/tấn, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2019.

Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê sang các thị trường khác tăng mạnh về lượng so với cùng kỳ năm 2019 tuy nhiên trị giá thấp như; sang Australia tăng 108,8% đạt 4,6 nghìn tấn, sang Myanma tăng 786,7% đạt 266 tấn, sang Campuchia tăng 90,5% đạt 200 tấn…

Trái lại, xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Mỹ đạt 27,2 nghìn tấn, trị giá 48,1 triệu USD, giảm 11,1% về lượng và giảm 9,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Giá xuất khẩu cà phê sang thị trường này đạt trung bình 1.767 USD/tấn, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Xuất khẩu cà phê sang thị trường Nga đạt 15,9 nghìn tấn, trị giá 30,3 triệu USD, giảm 17,1% về lượng và giảm 15,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Giá xuất khẩu cà phê sang thị trường này đạt trung bình 1.906 USD/tấn, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2019.

Bảng 3: Thị trường cà phê xuất khẩu của Việt Nam 2 tháng đầu năm 2020

Thị trường

2 tháng năm 2020

So với cùng kỳ năm 2019 (%)

Tỷ trọng theo lượng (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Giá TB(USD/tấn)

Lượng

Trị giá

Đơn giá

2T/2020

2T/2019

EU

141.583

227.259

1.605

9,2

5,7

-3,3

44,4

41,0

Đức

54.528

83.645

1.534

32,8

23,2

-7,2

17,1

13,0

Italia

31.093

49.435

1.590

5,4

2,2

-3,0

9,7

9,3

Tây Ban Nha

23.303

38.568

1.655

-4,5

-2,7

1,9

7,3

7,7

Bỉ

13.241

22.071

1.667

-21,2

-19,1

2,7

4,1

5,3

Pháp

7.112

10.856

1.526

7,2

4,4

-2,6

2,2

2,1

Ba Lan

3.781

7.817

2.067

47,0

64,1

11,6

1,2

0,8

Bồ Đào Nha

2.896

4.623

1.596

-8,4

-11,5

-3,5

0,9

1,0

Hà Lan

2.676

4.884

1.825

55,0

60,7

3,7

0,8

0,5

Hy Lạp

1.755

2.793

1.592

-18,7

-20,6

-2,4

0,5

0,7

Rumani

548

1.023

1.867

-21,2

-40,9

-25,0

0,2

0,2

Phần Lan

331

617

1.863

8,9

-19,9

-26,4

0,1

0,1

Đan Mạch

169

224

1.326

-26,8

-44,1

-23,6

0,1

0,1

Hunggary

150

703

4.687

-58,1

-66,4

-19,8

0,0

0,1

Mỹ

27.208

48.080

1.767

-11,1

-9,5

1,9

8,5

9,7

Nhật Bản

19.415

34.551

1.780

7,5

6,6

-0,8

6,1

5,7

Nga

15.875

30.262

1.906

-17,4

-15,6

2,2

5,0

6,1

Angiêri

11.315

17.360

1.534

5,7

0,2

-5,2

3,5

3,4

Philippin

11.237

25.072

2.231

-1,4

-3,3

-1,9

3,5

3,6

Malaysia

8.122

13.340

1.642

-7,6

-5,7

2,1

2,5

2,8

Anh

6.317

11.087

1.755

-46,1

-42,1

7,5

2,0

3,7

Hàn Quốc

5.677

9.948

1.752

0,4

-11,5

-11,9

1,8

1,8

ấn Độ

5.359

7.339

1.369

-12,8

-14,7

-2,2

1,7

1,9

Trung Quốc

5.052

9.724

1.925

-26,9

-39,8

-17,7

1,6

2,2

Australia

4.582

7.688

1.678

108,8

77,9

-14,8

1,4

0,7

Ai Cập

2.376

3.925

1.652

23,0

26,4

2,8

0,7

0,6

Indonesia

1.754

4.677

2.666

-50,4

-30,3

40,5

0,5

1,1

Ixraen

1.500

3.337

2.225

28,5

8,7

-15,4

0,5

0,4

Canada

1.327

2.504

1.887

2,8

5,8

2,9

0,4

0,4

Ukraina

1.042

2.125

2.039

3,4

-2,8

-6,0

0,3

0,3

Thái Lan

867

2.519

2.905

4,0

-7,7

-11,3

0,3

0,3

Mexico

388

577

1.487

-78,0

-79,7

-7,9

0,1

0,6

Chilê

308

1.002

3.254

-74,1

-49,3

95,6

0,1

0,4

Myanma

266

996

3.743

786,7

879,0

10,4

0,1

0,0

Lào

257

1.195

4.651

-56,6

-56,7

-0,3

0,1

0,2

Campuchia

200

489

2.445

90,5

38,2

-27,4

0,1

0,0

Singapore

177

585

3.306

11,3

9,6

-1,5

0,1

0,1

New Zealand

142

315

2.217

-32,4

-26,6

8,6

0,0

0,1

Nam Phi

41

63

1.540

-95,5

-95,5

0,4

0,0

0,3

 

 (Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan)

Về chủng loại:

2 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cà phê Robusta và Arabica tăng so với cùng kỳ năm 2019, trong khi đó xuất khẩu cà phê Excelsa giảm. Cụ thể:

Xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất chiếm tới 88,1% tổng lượng cà phê xuất khẩu, đạt 281,1 nghìn tấn, trị giá 427,6 triệu USD, tăng 8,0% về lượng và tăng 4,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Giá xuất khẩu cà phê Robusta đạt 1521 USD/tấn, giảm 3,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Xuất khẩu cà phê Arabica tăng khá 23,1% về lượng và tăng 35% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019, đạt 16,2 nghìn tấn, trị giá 37,5 triệu USD. Giá xuất khẩu cà phê Arabica đạt 2.309 USD/tấn, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2019.

Trái lại, xuất khẩu cà phê hòa tan và loại khác đạt trị giá 45,3 triệu USD, giảm 47,7% so với 2 tháng đầu năm 2019.

 

Xuất khẩu cà phê Excelsa đạt 94 tấn, trị giá 172 nghìn USD, giảm 95,9% về lượng và 95,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Bảng 4: Chủng loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2020

Chủng loại

2 tháng đầu năm 2020

So với 2 tháng đầu năm 2019 (%)

Tỷ trọng theo lượng (%)

L­ượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Đơn giá (USD)

L­ượng

Trị giá

Đơn giá

2T/2020

2T/2019

Robusta

281.077

427.580

1.521

8,0

4,7

-3,1

88,1

82,3

Arabica

16.220

37.451

2.309

23,1

35,0

9,7

5,1

4,2

Cà phê Excelsa

94

172

1.816

-95,9

-95,2

17,6

0,0

0,7

  (Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan)

3.   NHẬN ĐỊNH, DỰ BÁO

Theo báo cáo trong tháng 2 của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), tổng mức tiêu thụ cà phê ước tính khoảng 169,34 triệu bao trong niên vụ 2019/20, tăng 0,7% so với niên vụ 2018/19, thâm hụt dự kiến ​​là 0,48 triệu bao.

Tuy nhiên, hiện nay dịch Covid-19 lây lan rộng khắp thế giới làm hạn chế sức tiêu thụ cà phê tại nhiều nước nhập khẩu lớn của mặt hàng này như;  EU, Mỹ, Trung Quốc ... Mới tháng trước khi dịch bệnh chưa bùng phát Tổ chức Cà phê Thế giới còn dự báo mức tiêu thụ cà phê toàn cầu năm 2020 có thể tăng 0,7%, thì đến tuần này Goldman Sachs ước tiêu thụ cà phê năm nay giảm 10%.

Để ngăn chặn lây lan dịch bệnh, Chính phủ các nước, nhất là châu Âu và Mỹ, đều yêu cầu các hàng quán cà phê đóng cửa. Dù tiêu thụ cà phê tại nhà có thể không giảm, nhưng nhiều chuỗi cung ứng, các hệ thống cửa hàng bán cà phê, và nhiều nhà hàng trên thế giới đóng cửa đã làm thiệt hại lớn cho ngành cà phê, nhất là người trồng và làm giảm lượng cà phê tiêu thụ.

Starbucks, một trong các chuỗi quán cà phê lớn nhất thế giới có trụ sở tại Mỹ trong tuần qua tuyên bố đóng cửa vô thời hạn một số địa điểm rang xay tại nhiều bang ở Mỹ.

Do lo ngại về tác động của dịch do virus corona (Covid-19) đối với nhu cầu, đặc biệt là tiêu thụ ở thị trường quốc tế, cũng như nguồn cung lớn trong những tháng còn lại của năm khi vụ mùa 2020 - 2021 của Braxin là năm bội thu trong chu kì hai năm của cây cà phê arabia. Tất cả điều này gây áp lực giảm giá lên thị trường. Giá cà phê hiện nay đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua và dự báo mức giá thấp sẽ còn kéo dài.

Tại thị trường Việt Nam, với diễn biến phức tạp thời tiết ở khu vực Tây Nguyên như hiện nay, dự báo sản lượng cà phê có thể giảm. Điều này là nhân tố giúp hỗ trợ giá cà phê. Trước đó, Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt Nam cũng đưa ra dự báo sau một thời kỳ khó khăn người dân sẽ giảm diện tích hoặc ít chăm sóc cây cà phê khiến sản lượng giảm và kéo theo giá tăng. Niên vụ 2019 - 2020, dự kiến sản lượng cà phê Việt Nam sẽ giảm khoảng 15% so với niên vụ 2018 - 2019.

Tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong quý II/2020 sẽ giảm do nhu cầu tiêu thụ giảm và một số cảng bị cách ly đã ảnh hưởng đến giao nhận hàng hóa.

Triển vọng xuất khẩu mặt hàng cà phê sang các thị trường trọng điểm

Đối với thị trường EU:

Theo Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), nhập khẩu cà phê vào EU năm 2019 đạt 4,189 triệu tấn, trị giá 13,1 tỷ euro, tăng 2,9% về lượng và tăng 0,2% về trị giá so với năm 2018. Braxin và Việt Nam là 2 nguồn cung lớn nhất cà phê vào EU, chiếm tỷ trọng về lượng lần lượt là 22,2% và 16,1%.

Lượng tiêu thụ cà phê của thị trường EU tăng liên tục tăng trưởng trong 3 năm qua. Năm 2017, nhập khẩu cà phê của thị trường này đạt 3,860 triệu tấn, đến năm 2018 đạt 4,071 triệu tấn và năm 2019 lên 4,189 triệu tấn.

Trong 2 tháng đầu năm 2020,  xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường này tăng 9,2% về lượng so với cùng kỳ năm 2019.  Hiện EU đang là thị trường đầy tiềm năng cho cà phê Việt Nam, đặc biệt, trong bối cảnh EU vừa phê chuẩn Hiệp định EVFTA và dự kiến sẽ có hiệu lực vào tháng 7/2020.

Tuy nhiên, dịch Covid -19 đang lan rộng sẽ tác động đến nhu cầu tiêu thụ trong thời gian tới.

Bảng 5: Tham khảo một số nguồn cung cà phê chủ yếu cho thị trường EU qua các năm từ 2017 - 2019

Nguồn cung

Năm 2019

So với năm 2018 (%)

So với năm 2017 (%)

Thị phần về lượng (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn Euro)

Giá (Euro/tấn)

Lượng

Trị giá

Đơn giá

Lượng

Trị giá

Đơn giá

Năm 2019

Năm 2018

Năm 2017

Tổng

4.189.196

13.132.119

3.135

2,9

0,2

-13,7

8,5

-6,4

-13,7

100,0

100,0

100,0

Braxin

932.046

1.847.571

1.982

11,8

2,1

-23,0

15,6

-11,0

-23,0

22,2

20,5

20,9

Việt Nam

673.037

1.012.890

1.505

-5,9

-13,2

-25,1

6,0

-20,6

-25,1

16,1

17,6

16,5

Đức

418.812

1.496.112

3.572

-0,7

-2,9

-12,7

7,5

-6,2

-12,7

10,0

10,4

10,1

Bỉ

225.882

632.326

2.799

5,9

2,9

-11,9

17,0

3,0

-11,9

5,4

5,2

5,0

Honduras

221.236

511.915

2.314

3,1

-2,8

-22,9

9,0

-16,0

-22,9

5,3

5,3

5,3

Colombia

165.510

467.217

2.823

5,5

6,3

-13,0

-1,7

-14,5

-13,0

4,0

3,9

4,4

Italia

148.219

856.267

5.777

5,9

3,5

-5,3

12,5

6,6

-5,3

3,5

3,4

3,4

Uganda

145.357

241.255

1.660

-9,7

-14,0

-20,5

-2,5

-22,4

-20,5

3,5

4,0

3,9

Ấn Độ

136.762

262.434

1.919

-11,7

-11,5

-13,3

-6,1

-18,6

-13,3

3,3

3,8

3,8

Pêru

112.748

309.375

2.744

-5,1

1,1

-8,5

0,9

-7,7

-8,5

2,7

2,9

2,9

Hà Lan

106.192

555.161

5.228

-4,1

-0,2

-6,5

3,3

-3,4

-6,5

2,5

2,7

2,7

Ethiopia

80.482

218.327

2.713

-3,6

-3,1

-18,6

12,5

-8,5

-18,6

1,9

2,0

1,9

Thụy Sĩ

79.776

1.404.546

17.606

29,9

4,1

-34,6

51,1

-1,2

-34,6

1,9

1,5

1,4

Indonesia

76.948

153.349

1.993

33,7

21,8

-6,2

-33,4

-37,5

-6,2

1,8

1,4

3,0

Pháp

50.567

886.996

17.541

4,2

3,6

-3,5

15,0

11,0

-3,5

1,2

1,2

1,1

Ba Lan

49.537

243.364

4.913

-6,0

-0,8

-1,8

1,7

-0,1

-1,8

1,2

1,3

1,3

Nicaragua

41.604

104.689

2.516

1,8

1,5

-20,6

43,6

14,0

-20,6

1,0

1,0

0,8

Guatemala

33.957

103.492

3.048

-16,7

-13,1

-13,4

3,0

-10,8

-13,4

0,8

1,0

0,9

Anh

33.803

226.855

6.711

14,7

18,2

-6,0

11,8

5,1

-6,0

0,8

0,7

0,8

Mehico

32.959

83.624

2.537

20,9

12,8

-24,5

51,6

14,5

-24,5

0,8

0,7

0,6

Tanzania

30.370

62.731

2.066

55,3

47,5

-17,8

39,1

14,3

-17,8

0,7

0,5

0,6

Trung Quốc

28.894

56.790

1.965

-26,6

-32,2

-23,9

-19,6

-38,9

-23,9

0,7

1,0

0,9

(Nguồn: Số liệu tính toán từ Eurostart)

Đối với thị trường Australia :

Theo số liệu thống kê từ Intracent, nhập khẩu cà phê của Australia tháng 1 năm 2020 đạt 8,338 nghìn tấn, trị giá 33,3 triệu USD, giảm 7,3% về lượng và giảm 20,0% về trị giá so với tháng 1 năm 2019. Trong đó, nhập khẩu cà phê của Australia từ Việt Nam đứng thứ 2 sau Braxin, đạt 1,341 nghìn tấn, trị giá 2,336 triệu USD, tăng 4,5% về lượng và giảm 5,7% về trị giá so với tháng 1 năm 2019. Thị phần hàng cà phê của Việt Nam tại Australia chiếm 16,1% về lượng trong tháng 1 năm 2020, cao hơn so với mức 14,3% của tháng 1 năm 2019.

Mặc dù nhập khẩu cà phê của Australia giảm trong tháng 1 năm 2020 nhưng nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam vẫn tăng trưởng. Điều đó cho thấy cà phê Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội cạnh tranh với các quốc gia khác để mở rộng thị phần của mình.

Giá cà phê nhập khẩu của Australia từ Việt Nam đạt thấp nhất trong 10 nguồn cung  hàng đầu vào Australia, đạt trung bình 1.742 USD/tấn, trong khi đó nhập khẩu từ Braxin đạt 2.817 USD/tấn; từ Côlômbia đạt 4.107 USD/tấn; từ Papua New Guinea  đạt 2.696 USD/tấn; từ Italia đạt 4.887 USD/tấn; từ Ethiopia đạt 2.902 USD/tấn; từ Peru đạt 3.781 USD/tấn; từ Đức có giá 9.090 USD/tấn…

Nhu cầu tiêu thụ cà phê của người Australia tăng lên, các cửa hàng cà phê đã được thành lập khắp nước Australia. Thị trường cà phê Australia là thị trường rất năng động vì nó có thể thay đổi nhanh chóng theo sở thích của người tiêu dùng. Năm 2017, người Australia tiêu thụ trung bình 1,91 kg/năm và được đánh giá là thị trường tiềm năng do tiêu thụ cà phê của nước này được dự báo tiếp tục gia tăng trong năm 2020.

Nền kinh tế Australia đã phục hồi trong quý IV năm 2019 nhờ điều kiện kinh doanh tốt hơn và lãi suất thấp hơn đã tác động đến hoạt động của khu vực tư nhân được cải thiện, tiêu dùng hộ gia đình tăng trưởng 0,4% so với mức 0,1% của quý III/2019. Theo nhận định, nền kinh tế Australia năm 2020 sẽ tăng trưởng nhờ nhu cầu trong nước mạnh mẽ hơn. Tăng trưởng tiền lương, cùng với thị trường lao động chặt chẽ và lạm phát khiêm tốn, dự kiến ​​sẽ hỗ trợ chi tiêu hộ gia đình. Tuy nhiên, dịch Covid -19 đang lan rộng có thể tác động đến tăng trưởng của Australia. Ngày 19/3/2020, Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA, ngân hàng trung ương) đã tiến hành các nghiệp vụ thị trường hàng ngày để bơm khoản tiền kỷ lục 12,7 tỷ AUD (7,37 tỷ USD) vào hệ thống ngân hàng nhằm hỗ trợ nền kinh tế do lo ngại về sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19. RBA dự kiến sẽ công bố các biện pháp tiếp theo để kích thích nền kinh tế, trong đó có việc cắt giảm lãi suất chính thức xuống 0,25% và thông báo chương trình nới lỏng định lượng.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tận dụng ưu đãi từ Hiệp định CPTPP để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê vào thị trường này.

Bảng 6: Tham khảo một số nguồn cung cà phê chủ yếu cho thị trường Australia tháng 1 năm 2020

Nguồn cung

Tháng 1 năm 2020

So với tháng 1 năm 2019 (%)

Thị phần theo lượng (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Đơn giá (USD/tấn)

Lượng

Trị giá

Đơn giá

T1/2020

T1/2019

Tổng

8.338

33.259

3.989

-7,3

-20,0

-13,8

100,0

100,0

Braxin

2.406

6.779

2.817

15,4

11,3

-3,6

28,9

23,2

Việt Nam

1.341

2.336

1.742

4,5

-5,7

-9,8

16,1

14,3

Côlômbia

972

3.993

4.107

-8,6

0,9

10,4

11,7

11,8

Papua New Guinea

494

1.332

2.696

-31,0

-33,9

-4,2

5,9

8,0

Italia

444

2.172

4.887

-2,8

-15,1

-12,7

5,3

5,1

Ethiopia

438

1.270

2.902

79,7

48,5

-17,3

5,2

2,7

Pêru

287

1.087

3.781

-5,6

-10,5

-5,1

3,4

3,4

Đức

262

2.380

9.090

-27,5

-19,5

11,0

3,1

4,0

Honduras

244

771

3.161

-28,0

-22,0

8,2

2,9

3,8

Ấn Độ

239

705

2.951

-20,0

-23,5

-4,4

2,9

3,3

Indonesia

212

613

2.897

41,1

-34,6

-53,7

2,5

1,7

Thụy Sĩ

182

5.397

29.624

-11,7

-45,3

-38,0

2,2

2,3

Kenya

91

262

2.879

-32,4

-67,5

-51,9

1,1

1,5

Nicaragua

79

276

3.504

-41,6

-46,5

-8,4

0,9

1,5

Tanzania

77

385

5.011

-17,5

30,1

57,6

0,9

1,0

Uganda

76

174

2.281

-64,0

-66,7

-7,5

0,9

2,4

Pháp

67

1.001

14.836

68,8

58,4

-6,2

0,8

0,4

Guatemala

61

215

3.530

-21,9

-26,6

-6,1

0,7

0,9

Costa Rica

57

277

4.866

-50,1

-40,0

20,2

0,7

1,3

Mexico

40

138

3.479

-73,6

-76,9

-12,4

0,5

1,7

Trung Quốc

39

123

3.154

97,0

132,1

17,8

0,5

0,2

(Nguồn: Số liệu tính toán từ ITC)

Đối với thị trường Nhật Bản:

Theo số liệu thống kê từ Intracent, nhập khẩu cà phê của Nhật Bản tháng 1 năm 2020 đạt 35,7 nghìn tấn, trị giá 95,1 triệu USD, tăng 4,7% về lượng nhưng lại giảm 4,4% về trị giá so với tháng 1 năm 2019. Trong đó, Việt Nam đã vươn lên là nhà cung cấp cà phê hàng đầu cho Nhật Bản vượt qua thị trường Braxin, đạt 10,5 nghìn tấn, trị giá 17,5 triệu USD, tăng 32,2% về lượng và tăng 27,1% về trị giá so với tháng 1 năm 2019.

Thị phần hàng cà phê của Việt Nam tại Nhật Bản trong tháng 1 năm 2020 chiếm 29,5% về lượng tăng so với mức 23,3% của tháng 1 năm 2019. Trong khi đó, thị phần của một số nước tại Nhật Bản lại giảm như; Braxin, Ethiopia, Indonesia, Pêru, Honduras…

Giá cà phê nhập khẩu của Nhật Bản từ Việt Nam đạt thấp nhất trong 10 thị trường cung cấp hàng đầu vào Nhật Bản, đạt trung bình 1.659 USD/tấn, trong khi đó nhập khẩu từ Braxin đạt 2.507 USD/tấn; từ Côlômbia đạt 3.178 USD/tấn; từ Ethiopia đạt 2.671 USD/tấn; từ Tanzania đạt 2.849 USD/tấn; từ Indonesia có giá 2.876 USD/tấn…

Nhật Bản được đánh giá là thị trường tiềm năng do tiêu thụ cà phê của nước này được dự báo tiếp tục gia tăng trong năm 2020.

Theo Hiệp hội cà phê Nhật Bản, tiêu thụ cà phê tại nước này đã tăng lên tới 445.635 tấn trong năm 2019 từ 420.932 tấn trong năm 2011, một phần nhờ vào doanh số tại các chuỗi cửa hàng tiện lợi, cà phê đóng chai đặc biệt phổ biến ở Nhật Bản. Hiện cà phê Robusta đang chiếm lĩnh thị phần do người tiêu dùng ưa chuộng giá rẻ. Tại Nhật Bản, Robusta chủ yếu được sử dụng để sản xuất cà phê hòa tan và thường được bán trong các gói cốc đơn, phổ biến với các hộ gia đình một hoặc hai thành viên, một nhóm người tiêu dùng đang gia tăng.

Bảng 7: Tham khảo một số nguồn cung cà phê chủ yếu cho thị trường Nhật Bản tháng 1 năm 2020

Nguồn cung

Tháng 1 năm 2020

So với tháng 1 năm 2019 (%)

Thị phần theo lượng (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Đơn giá (USD/tấn)

Lượng

Trị giá

Đơn giá

T1/2020

T1/2019

Tổng

35.683

95.071

2.664

4,7

-4,4

-8,7

100,0

100,0

Việt Nam

10.523

17.458

1.659

32,2

27,1

-3,9

29,5

23,3

Braxin

10.094

25.310

2.507

-14,9

-19,8

-5,7

28,3

34,8

Côlômbia

5.733

18.223

3.178

51,8

47,6

-2,8

16,1

11,1

Ethiopia

2.227

5.948

2.671

-34,5

-38,2

-5,7

6,2

10,0

Tanzania

1.942

5.533

2.849

45,1

41,0

-2,8

5,4

3,9

Indonesia

1.440

4.143

2.876

-34,3

-39,5

-8,0

4,0

6,4

Guatemala

1.221

3.760

3.079

49,1

51,2

1,4

3,4

2,4

Pêru

785

2.255

2.874

-12,5

-24,6

-13,7

2,2

2,6

Honduras

380

942

2.478

-45,6

-55,2

-17,8

1,1

2,0

Lào

344

958

2.783

199,4

230,3

10,3

1,0

0,3

Mỹ

230

3.065

13.303

27,0

16,3

-8,5

0,6

0,5

Thụy Sĩ

126

2.375

18.895

35,2

-36,5

-53,0

0,4

0,3

Papua New Guinea

92

322

3.489

-15,6

-17,9

-2,7

0,3

0,3

Ecuador

81

594

7.348

85,5

105,5

10,8

0,2

0,1

Mexico

71

627

8.804

172,4

121,6

-18,7

0,2

0,1

Uganda

59

108

1.830

-10,6

-39,3

-32,1

0,2

0,2

Rwanda

40

241

5.957

40,4

8,6

-22,7

0,1

0,1

Anh

40

622

15.497

-69,9

-67,3

8,4

0,1

0,4

Zambia

38

139

3.659

110,9

101,4

-4,5

0,1

0,1

(Nguồn: Số liệu tính toán từ ITC)

Để thúc đẩy xuất khẩu cà phê tăng trưởng trong thời gian tới các doanh nghiệp cần:

Về công tác sản xuất, chế biến, cần đẩy mạnh công tác tái cơ cấu ngành cà phê một cách hiệu quả, xây dựng các vùng trồng tập trung, chuyên canh gắn với phát triển công nghiệp chế biến, áp dụng tiến bộ công nghệ cao, thúc đẩy liên kết vùng nguyên liệu với các cơ sở, nhà máy chế biến sâu để tạo nguồn hàng đảm bảo ổn định về chất lượng và số lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường; có giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ người nông dân, doanh nghiệp thu hút đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đồng thời, khuyến khích, tăng cường liên kết và hợp tác trong sản xuất kinh doanh cà phê với mục đích ổn định xuất khẩu, giữ vững và mở rộng thị trường.

Về công tác xây dựng thương hiệu, trước hết phải khẳng định, song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm thì công tác xây dựng thương hiệu phải được chú trọng và quan tâm hơn nữa, trong đó các doanh nghiệp chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng thương hiệu của riêng mình (hiện nay, công tác xây dựng, phát triển thương hiệu chưa được doanh nghiệp nhận thức đầy đủ và triển khai hiệu quả là một nguyên nhân dẫn đến nông sản nói chung và cà phê nói riêng của Việt Nam chưa được người tiêu dùng trên thế giới biết đến, vị thế trong thương mại quốc tế của hàng hóa do vậy mà cũng thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh).

Các doanh nghiệp cần khảo sát nhu cầu của thị trường về các lĩnh vực gồm thị phần - thị hiếu - chất lượng - giá cả, từ đó xác định tỷ trọng chế biến các loại sản phẩm phù hợp (bao nhiêu % sản phẩm sơ chế; % sản phẩm tinh chế) để định hướng phát triển sản phẩm, xây dựng chiến lược quảng bá, marketing, định vị thương hiệu phù hợp với năng lực của mình. Nhà nước sẽ hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu thông qua các chiến dịch truyền thông, quảng bá hình ảnh; các chương trình đào tạo, hướng dẫn, nâng cao năng lực thiết kế, định dạng sản phẩm.

Về công tác xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam cần chú trọng tuyển dụng và đào tạo cán bộ có trình độ ngoại ngữ và chuyên môn; chủ động tham gia các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Bộ Công Thương định hướng cũng như do các bộ, ngành, hiệp hội tổ chức; tham dự các hội chợ, triển lãm quốc tế ở cả trong và ngoài nước để giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm bạn hàng; xây dựng kênh nghiên cứu và dữ liệu riêng về thị trường xuất khẩu thông qua sự hỗ trợ của cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam tại các nước để cập nhật thông tin và những thay đổi diễn biến thương mại nhằm kịp thời điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tín hiệu của thị trường.

Nguồn tin: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương

M.T-SCT

Lượt xem:  1,118 Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 4 1 2 3 4
 Go To 
 
Xem theo ngày :
Liên kết web