Kết quả xuất khẩu mặt hàng gạo năm 2019 và dự báo tình hình trong năm 2020 (11/03/2020)

       Ngày 14/02/2020, Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp với Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn để đánh giá về công tác xuất khẩu năm 2019, dự báo tình hình năm 2020 và ứng phó với tác động của dịch Covid-19 cũng như động thái tăng cường quản lý gạo nhập khẩu của Philippines.

      Theo đó, xuất khẩu gạo trong 2019 đạt được những thành tựu nổi bật như: Sản lượng đạt 6,37 triệu tấn (tăng 4,2%), trị giá 2,8 tỷ USD (giảm 8,3%). Cơ cấu thị trường có sự thay đổi tích cực khi có nhiều thị trường mới được mở ra còn thị trường Trung Quốc đã giảm dần tỷ trọng.

          Trong năm 2020, dù có những tác động của hạn mặn bủa vây vùng trồng lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long song dự kiến sản lượng trồng lúa ảnh hưởng sẽ không nhiều và vẫn sẽ có khoảng trên 6 triệu tấn gạo cần được tiêu thụ. Trong khi đó, mọi dự báo đều cho thấy sản xuất toàn cầu sẽ giảm xuống (Thái Lan giảm do năm 2019 không mấy thành công, Trung Quốc thì đang bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19….); đồng thời nhu cầu nhập khẩu các nước châu Phi sẽ tăng do dịch cào cào, châu chấu tàn phá mùa màng, đe dọa an ninh lương thực…

         Bên cạnh đó, Việt Nam có một số thuận lợi do các FTA đã đi vào thực thi. Cụ thể, trong khuôn khổ tham vấn song phương với Hàn Quốc về việc nước này thuế hóa mặt hàng gạo trong khuôn khổ WTO, Việt Nam đã ký kết với Hàn Quốc hai văn bản là Thỏa thuận nhiều bên giữa Hàn Quốc và 5 đối tác WTO (gồm Australia, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam), về việc phân bổ hạn ngạch thuế quan; Thư trao đổi song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc về phân bổ hạn ngạch thuế quan. Như vậy, kể từ ngày 01/01/2020, bên cạnh việc phân bổ 20.000 tấn gạo cho tất cả thành viên WTO, Hàn Quốc sẽ dành cho Việt Nam hạn ngạch riêng là 55.112 tấn gạo. Lượng hạn ngạch phân bổ cho Việt Nam bao gồm các loại gạo mà Việt Nam có thể trồng và XK. Với thị trường EU, khi EVFTA có hiệu lực sẽ mở hạn ngạch khoảng 40.000 tấn gạo (trong tổng số 85.000 tấn hạn ngạch theo cam kết)… Đây là cơ hội để nhiều loại gạo của Việt Nam, đặc biệt là gạo chất lượng cao, gạo hữu cơ vào được thị trường này.

         Về phía Bộ Công Thương sẽ thông qua các đơn vị liên quan, Thương vụ, Chi nhánh Thương vụ tại các thị trường nhập khẩu liên tục theo dõi sát diễn biến thị trường, cân đối cung cầu trong thời gian tới nhằm đảm bảo cung ứng gạo trong nước cũng như việc phân bổ xuất khẩu sang các thị trường khác; đồng thời đưa ra các phương án, chương trình xúc tiến thương mại phù hợp. Bộ cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn trong việc dự báo tình hình sản xuất và sản lượng gạo trong thời gian tới; theo dõi sát sao tình hình dịch Covid-19 và đưa ra những cảnh báo sớm về nhu cầu thị trường tới doanh nghiệp.

        Sở Công Thương Đắk Nông thông tin đến các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo, các tổ chức, cá nhân liên quan trên địa bàn tỉnh về kết quả xuất khẩu gạo năm 2019 và dự báo tình hình trong năm 2020 để  chủ động có kế hoạch sản xuất, xuất khẩu phù hợp với thực tiễn ./.

 

N.T.L.L-QLTM

Lượt xem:  522 Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 3 1 2 3
 Go To 
 
Xem theo ngày :
Liên kết web