Theo đó, Kế hoạch đã đưa ra 06 mục tiêu cụ thể như sau:
- Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia.
- Tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, thân thiện, thông thoáng và minh bạch; tạo thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19.
- Nâng cao, cải thiện điểm số các chỉ số thành phần và thứ hạng chỉ số PCI tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021 - 2025; phấn đấu mỗi năm đều tăng về điểm số và thứ hạng, đến năm 2025 thứ hạng Chỉ số PCI của tỉnh đạt khá trong nhóm trung bình của cả nước.
- Nâng cao hiệu quả thu hút các dự án đầu tư ngoài ngân sách, đặc biệt là các dự án đầu tư trọng điểm trong các lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến nông sản, du lịch, hạ tầng đô thị thông minh, công nghiệp phụ trợ bô xít, nhôm.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ, có nếp sống văn hóa văn minh; tạo sự chuyển biến thực chất, rõ nét, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, tổ chức và doanh nghiệp, bảo đảm sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật.
- Nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
Kế hoạch củng đưa ra 03 chỉ tiêu gồm: Cải cách thủ tục hành chính trong thu hút đầu tư; Về thu hút đầu tư và hoàn thiện cơ sở hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực.
Một số giải pháp chủ yếu: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị Trung ương đóng chân trên địa bàn triển khai các giải pháp trọng tâm sau:
- Bám sát các chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, Chương trình của Tỉnh ủy về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) giai đoạn 2021-2025 để xây dựng và chủ động triển khai thực hiện kế hoạch phù hợp với tình hình thực tiễn của từng cơ quan, đơn vị, địa phương mình; đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đề ra.
- Thực hiện hiệu quả công tác cải cách hành chính; hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp; gắn việc thực hiện cải cách hành chính với nhiệm vụ chuyên môn của từng cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết công việc liên quan đến doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về kết quả thực hiện.
- Tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, chủ động bám sát cơ chế, chính sách của các Bộ, ngành Trung ương để tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách đặc thù của địa phương, tạo điều kiện hỗ trợ đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư.
- Bố trí cán bộ, công chức, viên chức có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt để tham gia giải quyết công việc liên quan đến người dân, doanh nghiệp; đồng thời, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, thời gian thực hiện, phù hợp với chuyên môn, năng lực sở trường của từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị; phân công theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở xử lý trách nhiệm nếu công việc không được giải quyết đến kết quả cuối cùng và không kịp thời. Phát huy vai trò, tinh thần, trách nhiệm và hành động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu đối với người dân, doanh nghiệp.
- Nghiêm túc thực hiện việc xin lỗi người dân, doanh nghiệp (bằng văn bản) và công khai xin lỗi tổ chức, cá nhân khi giải quyết thủ tục hành chính sai sót, quá hạn.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích, tầm quan trọng của nhiệm vụ cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; hướng dẫn, phổ biến kịp thời đến cộng đồng doanh nghiệp biết về các cơ chế, chính sách của Trung ương và địa phương.
Chi tiết tại đây