Đắk Nông tập trung đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế để trở thành trụ cột của nền kinh tế tỉnh nhà (16/12/2021)
Ngày 14/12/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình số 36-Ctr/TU thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy về phát triển công nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

Mục tiêu phấn đấu Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) giai đoạn 2021 - 2025 tăng bình quân 16%/năm; Tỷ trọng ngành công nghiệp trong GRDP vào năm 2025 chiếm 16,74% và phấn đấu đến năm 2030 đạt 23%. Giai đoạn 2026 – 2030, tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp để góp phần tăng thu ngân sách; tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp để sớm thực mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng Đắk Nông trở thành Trung tâm công nghiệp Bôxít - Nhôm quốc gia.

Để đạt được mục tiêu trên, Tỉnh cần tập trung huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế đó là: công nghiệp khai thác bôxít, luyện alumin, điện phân nhôm và các sản phẩm từ nhôm; năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến nông  - lâm sản, trong đó:

- Giai đoạn 2021 - 2025, cần tập trung ưu tiên phát triển mạnh ngành công nghiệp khai thác bôxít - luyện alumin - điện phân nhôm và các sản phẩm sau nhôm. Tiếp tục hỗ trợ tối đa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ổn định và phát triển sản xuất của Nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ; tập trung chỉ đạo, điều hành giải quyết tốt các vấn đề thuộc thẩm quyền của tỉnh để năm 2023 đưa dự án Nhà máy điện phân nhôm đi vào vận hành giai đoạn I với công suất 150.000 tấn nhôm/năm. Khuyến khích đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất các sản phẩm sau nhôm để hình thành chuỗi giá trị sản phẩm gồm các ngành như: công nghiệp cơ khí (phát triển lĩnh vực cơ khí chế tạo máy, thiết bị; hình thành trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế thiết bị phục vụ cho hoạt động khai thác và chế biến bôxít; phát triển các nhà máy cơ khí sử dụng nhôm, các hợp kim nhôm phục vụ nhu cầu về công nghiệp, xây dựng và dân dụng); công nghiệp hóa chất, công nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp về môi trường. Tăng cường thu hút các thành phần kinh tế, nhất là các nhà đầu tư tiềm năng vào nghiên cứu khảo sát và đầu tư các dự án sản xuất các sản phẩm từ nhôm, đặc biệt là lợi thế về nhôm lỏng sau quá trình điện phân.

                      Công nhân sản xuất tại nhà máy Alumin Nhân Cơ

 

- Khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia phát triển các nguồn năng lượng tái tạo với nhiều hình thức đa dạng, góp phần thực hiện đảm bảo ba mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường. Triển khai thực hiện đầy đủ hệ thống cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo theo hướng bền vững, đảm bảo khả thi, đồng bộ, thống nhất. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng lưới điện truyền tải theo quy hoạch. Rà soát, cập nhật, đề xuất điều chỉnh, bổ sung các dự án nguồn điện (điện gió, điện mặt trời…) vào quy hoạch ngành, vùng phù hợp với Chiến lược phát triển ngành điện lực Việt Nam gắn với Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Về điện gió: Ưu tiên khai thác hiệu quả nguồn năng lượng gió tại các khu vực có tiềm năng gió, có khả năng đấu nối, đảm bảo giải tỏa công suất và bảo đảm an toàn hệ thống điện.

     

           Nhà máy điện gió Nam Bình 1, huyện Đắk Song

Về điện mặt trời: Tập trung phát triển tại các khu vực có tiềm năng, bức xạ tốt; đất đai cằn cỗi, sản xuất nông nghiệp có năng suất không cao, có khả năng đấu nối vào lưới điện, giải tỏa được công suất. Khuyến khích, ưu tiên phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà, điện mặt trời trên mặt nước.

Về điện sinh khối: Nghiên cứu, khai thác hiệu quả nguồn năng lượng sinh khối từ các loài thực vật, phụ phẩm và phế thải trong sản xuất nông nghiệp và chế biến nông - lâm sản, rác thải, …để phát triển nguồn điện sinh khối.

- Gắn kết chế biến với việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo nhóm sản phẩm chủ lực, đặc trưng của địa phương. Phát triển công nghiệp chế biến tại các địa phương, các vùng có sản lượng nông sản lớn, thuận lợi giao thông, có tiềm năng để trở thành động lực tăng trưởng. Tổ chức liên kết trong chuỗi giá trị sản xuất - chế biến và tiêu thụ nông sản để nâng cao khả năng cung cấp nguyên liệu cho chế biến, đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng, giá cả hợp lý đối với tất cả các mặt hàng. Khuyến khích đầu tư cơ sở chế biến bảo quản đối với các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và một số loại sản phẩm nông nghiệp khác. Tập trung hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm để đầu tư đổi mới công nghệ, hiện đại hóa dây chuyền chế biến để cho ra thị trường những sản phẩm phong phú về chủng loại, giá trị gia tăng cao, hạ giá thành và có sức cạnh tranh cao trên thị trường, đặc biệt là các mặt hàng như: cà phê, tiêu, điều, cao su.

                 Công nhân sản xuất hạt điều tại Công Ty TNHH Hồng Đức

Áp dụng khoa học, tiến bộ kỹ thuật và hệ thống quản lý chất lượng vào chế biến nông sản để đảm bảo kiểm soát được chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường tiêu thụ, bảo vệ môi trường nhất là đối với các nông sản có lợi thế và có tiềm năng phát triển.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công nghiệp chế biến theo hướng đào tạo và nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp và công nhân lành nghề những kiến thức cơ bản về khoa học, công nghệ, thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế./.

Lục T.T.Hương_VP

Lượt xem:  365 Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 3 1 2 3
 Go To 
 
Xem theo ngày :
Liên kết web