Quy chế tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân của Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông (17/02/2020)
Ngày 03/9/2019, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông ban hành Quyết định số 1498-QĐ/TU về Quy chế tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân của Bí thư Tỉnh ủy và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân gửi đến Tỉnh ủy.

Theo đó, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông tiếp dân tại Trụ sở tiếp công dân của tỉnh Đắk Nông. Trong một số trường hợp cụ thể, Bí thư Tỉnh ủy có thể xem xét, quyết định tiếp dân ở địa điểm phù hợp. Thời gian tiếp công dân định kỳ của Bí thư Tỉnh ủy được tổ chức vào ngày 25 hàng tháng (nếu trùng ngày nghỉ, ngày lễ, thì bố trí vào ngày làm việc liền kề tiếp theo). Trong một số trường hợp vì do quan trọng, công việc đột xuất Bí thư Tỉnh ủy không thể tiếp dân định kỳ vào ngày 25 hàng tháng thì chuyển sang ngày khác. Việc hoãn tiếp dân và chuyển sang ngày khác sẽ được thông báo đến người dân trước ngày 25 hàng tháng.

          Nội dung tiếp dân của Bí thư Tỉnh ủy gồm: Tiếp nhận, xử lý những phản ánh, kiến nghị về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng; tiếp nhận, xử lý khiếu nại tố cáo về công tác xây dựng Đảng và những vấn đề khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Tỉnh ủy. Tiếp nhận những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân về các biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên theo phân cấp quản lý cán bộ. Tiếp nhận những ý kiến đóng góp về xây dựng, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cơ chế, chính sách của tỉnh và những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình tổ chức thực hiện để nghiên cứu, tiếp thu, xem xét, chỉ đạo giải quyết và các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo khác.

Bí thư Tỉnh ủy tiếp dân đột xuất trong các trường hợp sau đây: Vụ việc nổi cộm, phức tạp, kéo dài, có nhiều người tham gia, có liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương hoặc có ý kiến khác nhau của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương. Vụ có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hướng đến an ninh chính trị, trật tự án toàn xã hội trên phạm vi rộng. Lịch tiếp công dân đột xuất được thông báo đến người phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trước 05 ngày làm việc.

Tại buổi tiếp dân, người phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo có các quyền như: Quyền được trình bày về nội dung phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo. Quyền được hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan đến phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo. Nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo. Trường hợp người phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo không sử dụng thông thạo tiếng Việt thì quyền sử dụng người phiên dịch. Có các quyền khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Bên cạnh đó, tại buổi tiếp công dân người phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo phải có nghĩa vụ: Nghiêm chỉnh chấp hành Nội quy tiếp công dân và thực hiện theo sự hướng dẫn của người có thẩm quyền tại buổi tiếp dân. Nêu rõ họ tên, địa chỉ và xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền. Có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp dân. Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin tài liệu liên quan đến nội dung phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo; ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được người tiếp dân ghi chép lại. Trường hợp nhiều người cùng phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của mình. Không được ghi âm, ghi hình khi chưa được sự cho phép của người có thẩm quyền. Trường hợp luật sư được người khiếu nại ủy quyền thì phải xuất trình thẻ luật sư, giấy ủy quyền của người khiếu nại và chỉ trình bày các nội dung theo đúng nội dung, phạm vi mà người khiếu nại đã ủy quyền./.

 

N.V.M-VP

Lượt xem:  142 Bản in Quay lại

Ý kiến độc giả
{{NguoiGui}}   ()
gửi lúc {binding NgayGui, convert=dateConverter}
{{ HienThiNoiDung(NoiDung,TrangThai)}}
Chưa có bình luận nào của độc giả.
Tin đã đưa
Liên kết web