Công tác quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm năm 2019, phương hướng hoạt động trọng tâm năm 2020 của ngành Công Thương (30/12/2019)

            An toàn thực phẩm là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống kinh tế - xã hội, không những ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe con người, đến sự phát triển của giống nòi, thậm chí tính mạng người sử dụng, mà còn ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa, du lịch và an ninh, an toàn xã hội. Bảo đảm an toàn thực phẩm sẽ nâng cao sức khỏe người dân, tăng cường nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, là nền tảng cho xóa đói giảm nghèo.

             Thực hiện Luật An toàn thực phẩm năm 2010; Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm; Quyết định số 33/2016/QĐ-UBND ngày 21/10/2016 của UBND tỉnh Đắk Nông ban hành Quy định phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; Thông tư số 43/2018/TT-BCT ngày 15/11/2018 của Bộ Công Thương quy định về quản lý  an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương; Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Công Thương và Ban chỉ đạo Liên ngành an toàn thực phẩm tỉnh Đắk Nông. Trong năm 2019, ngành Công Thương đã triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm (ATTP) thuộc lĩnh vực được phân cấp quản lý trên địa bàn tỉnh như:

Đ/c: Tôn Thị Ngọc Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh (Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Liên ngành an toàn thực phẩm tỉnh) phát biểu phát động “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2019”

          Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực an toàn thực phẩm để UBND các xã, phường, thị trấn; các cán bộ, công chức và đơn vị trực thuộc Sở cập nhật thông tin kịp thời phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại địa phương; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; ban quản lý, doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm cũng như trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh thực phẩm.

        Trong năm 2019, đã phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm tỉnh kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh trong các đợt cao điểm như: Tháng hành động vì an toàn thực phẩm; Tết Trung thu. Kiểm tra tại 75 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, cơ sở dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể (bao gồm bếp ăn tập thể trường học, bếp ăn tập thể khu công nghiệp) trên địa bàn tỉnh; tổng số cơ sở có vi phạm tại thời điểm kiểm tra: 13 cơ sở (trong đó: số cơ sở vi phạm bị xử lý: 11 cơ sở; số cơ sở có vi phạm nhưng không xử lý (nhắc nhở): 02 cơ sở); xử phạt: 21,25 triệu đồng.

Hội nghị tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm đối với đối tượng là cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm tại chợ Trung tâm huyện Đắk Song

Đối với công tác cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Sở Công Thương tiếp nhận 09 hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và đã cấp 09 Giấy chứng nhận (sản xuất: 01 cơ sở; kinh doanh thực phẩm: 08 cơ sở); UBND các huyện, thị xã đã triển khai thực hiện ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo đảm an toàn đối với 25 cơ sở theo quy định tại Quyết định số 33/2016/QĐ-UBND ngày 21/10/2016 của UBND tỉnh Đắk Nông.

 Nhìn chung, công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong năm 2019 của ngành Công Thương đã được Ban Chỉ đạo Liên ngành an toàn thực phẩm tỉnh; Bộ Công Thương; UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt, kịp thời nên việc triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm được diễn ra thuận lợi và có hiệu quả, góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, còn có những hạn chế: các cơ sở sản xuất, chế biến được kiểm tra chưa thực hiện đúng các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm như: Kiểm thực 3 bước; lưu mẫu thức ăn chưa đúng theo quy định; điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm; công tác quản lý an toàn thực phẩm đối với đối tượng buôn bán hàng rong còn khó khăn, khó kiểm tra, kiểm soát do đối tượng không có địa điểm kinh doanh cố định;...

Ngoài ra, hiện nay, Cục Quản lý thị trường không trực thuộc Sở Công Thương theo Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ cho nên việc kiểm tra, kiểm soát phòng chống thực phẩm giả, gian lận thương mại trên thị trường đối với các loại thực phẩm lưu thông trên thị trường của ngành Công Thương gặp rất nhiều khó khăn.

Phát huy những thành quả đã đạt được, trong năm 2020, ngành Công Thương tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành về lĩnh vực an toàn thực phẩm đến các cơ quan, đơn vị có liên quan và các sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh; rà soát, nắm tình hình hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành để phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện đúng các quy định để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; tăng cường kiểm tra hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh; tiếp tục thực hiện tốt Quy chế số 333/QCPH-YT-NN&PTNT-CT ngày 31/3/2016 giữa Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Công Thương trong công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; tiếp tục triển khai Kế hoạch số 446/KH-UBND ngày 27/8/2018 của UBND tỉnh về nâng cao công tác quản lý an toàn thực phẩm tại các chợ, siêu thị trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn đến năm 2020./.

 

N.H.N-QLCN

Lượt xem:  787 Bản in Quay lại

Ý kiến độc giả
{{NguoiGui}}   ()
gửi lúc {binding NgayGui, convert=dateConverter}
{{ HienThiNoiDung(NoiDung,TrangThai)}}
Chưa có bình luận nào của độc giả.
Tin đã đưa
Liên kết web