Kết quả 5 năm thực hiện công tác khuyến công trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 (01/07/2020)

          Qua 05 năm triển khai thực hiện Chương trình khuyến công tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 1651/QĐ-UBND ngày 26/9/2016 của UBND tỉnh Đắk Nông. Hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định. Kết quả giai đoạn 2016 - 2020 đã tổ chức triển khai thực hiện được 66 đề án khuyến công trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí thực hiện là 27,282 tỷ đồng; trong đó: kinh phí khuyến công hỗ trợ là 12,081 tỷ đồng (khuyến công quốc gia hỗ trợ là 5,6 tỷ đồng và khuyến công địa phương hỗ trợ là 6,481 tỷ đồng) và kinh phí thu hút được từ nguồn vốn tự có của các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn là 15,201 tỷ đồng. So với nội dung Chương trình đã được phê duyệt thì tổng kinh phí thực hiện cả giai đoạn 2016 - 2020 chỉ đạt được 56,23%; trong đó: kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ là 5,6/8,685 tỷ đồng và chỉ đạt 64,48%; kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ là 6,481/8,827 tỷ đồng và chỉ đạt 73,42%; kinh phí thu hút từ nguồn vốn tự có của các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn là 15,201/31,009 tỷ đồng và chỉ đạt 49,02%. Nguyên nhân, trong giai đoạn vừa qua một số nội dung trong Chương trình như: đào tạo nghề, truyền nghề; xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, hỗ trợ liên doanh liên kết, hợp tác kinh tế, phát triển các cụm công nghiệp và di dời cơ sở ô nhiễm môi trường...chưa triển khai thực hiện được. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí bố trí hàng hàng năm cho hoạt động khuyến công còn thấp so với kế hoạch, chương trình; các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh có quy mô còn nhỏ bé, năng lực tài chính còn hạn hẹp nên chỉ duy trì hoạt động sản xuất và chưa mở rộng quy mô…nên dẫn đến không đạt được các mục tiêu, nội dung của Chương trình đã đề ra.

Ảnh: Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong chế biến gạo tại Hộ kinh doanh Lê Xuân Bình huyện Cư Jút

Tuy nhiên, nhìn chung hoạt động khuyến công giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh được triển khai kịp thời, hiệu quả. Thông qua hoạt động khuyến công đã giúp cho các cơ sở công nghiệp nông thôn xác định được hướng đầu tư đúng đắn, có hiệu quả, nâng cao được năng lực quản lý, mở rộng sản xuất kinh doanh và gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường; phát triển bền vững; tạo được sự chuyển biến tích cực trong việc hiện đại hóa sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng hàm lượng công nghệ của sản phẩm; góp phần thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình OCOP...và thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp ở nông thôn.

          Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động khuyến công thời gian qua còn có một số mặt tồn tại, hạn chế cần khắc phục như sau:

          Nhu cầu thụ hưởng chính sách khuyến công của các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh là khá nhiều nhưng số cơ sở được thụ hưởng chính sách khuyến công quốc gia cũng như khuyến công địa phương trong thời gian qua còn ít so với nhu cầu thực tế. Kinh phí khuyến công được ngân sách cấp hàng năm để hỗ trợ cho các cơ sở còn thấp so với kế hoạch; một số nội dung hoạt động trong chương trình đã được ban hành nhưng chưa triển khai thực hiện được.

Các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh hầu hết là cơ sở nhỏ và siêu nhỏ (nhiều cơ sở sản xuất ở quy mô hộ sản xuất kinh doanh), yếu và thiếu về các nguồn lực sản xuất như: trình độ lao động, quản lý sản xuất thấp, khả năng tài chính còn yếu. Do đó chưa thực hiện được các đề án mang tính điển hình có tính loan tỏa mạnh (như các mô hình trình diễn kỹ thuật, hợp tác quốc tế trong sản xuất….).

          Đội ngũ làm công tác khuyến công chưa nắm bắt được hết các lĩnh vực như: dự án đầu tư, về chính sách đất đai, lĩnh vực công nghệ…Do vậy, chưa tổ chức thực hiện cũng như tư vấn được cho cơ sở công nghiệp nông thôn trong việc lập dự án đầu tư; tư vấn hướng dẫn cơ sở công nghiệp nông thôn tiếp cận chính sách đất đai, chính sách khoa học công nghệ…;

         

Hỗ trợ ứng dụng thiết bị tiên tiến trong chế biến cà phê bột tại Công ty TNHH thương mại Đoàn Gia Đắk Nông, huyện Tuy Đức

Công tác rà soát, nắm bắt nhu cầu, năng lực sản xuất cũng như các khó khăn, hạn chế của cơ sở công nghiệp nông thôn mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chưa thật sự sâu sát, chưa đánh giá đầy đủ năng lực của đơn vị thực hiện nên dẫn đến việc một số cơ sở không thực hiện được đề án, thực hiện chậm và xin chuyển đề án do không đủ khả năng thực hiện.

Vì vậy, để tổ chức triển khai thực hiện tốt Chương trình khuyến công giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh, cần tập trung một số nội dung sau:

Việc xây dựng chương trình cần phù hợp với điều kiện thực tế về quy mô, năng lực, trình độ sản xuất của cơ sở công nghiệp nông thôn; từ đó xác định đưa vào những mô hình sản xuất, đề án được hỗ trợ phù hợp, tránh tình trạng dàn trãi quá nhiều nhưng không đủ năng lực thực hiện.

Cần có sự phối hợp, liên kết hỗ trợ giữa các ngành để tạo ra chuỗi giá trị trong sản xuất từ khâu tiêu thụ nguyên liệu tại chỗ để làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất sản phẩm, xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thị trường đầu ra, ưu tiên cho những sản phẩm chủ lực, thế mạnh, đặc trưng. Đặc biệt là cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố trong việc triển khai công tác khuyến công để góp phần thực hiện tốt hơn về chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Công tác xây dựng kế hoạch khuyến công giai đoạn, hàng năm phải phù hợp với các quy hoạch, chương trình; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; các đề án khuyến công được lựa chọn phải có tính lan tỏa; nội dung hỗ trợ phải sát với nhu cầu thực tiễn của các cơ sở công nghiệp nông thôn. Việc tổ chức thực hiện các đề án khuyến công cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; đặc biệt là chính quyền địa phương nơi có đề án; cơ quản lý, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại phải luôn đồng hành cùng với các cơ sở công nghiệp nông thôn.

 

T.N.T-QLCN

Lượt xem:  308 Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 2 1 2
 Go To 
 
Xem theo ngày :
Liên kết web