Sở Công Thương tỉnh Đắk Nông thực hiện có hiệu quả công tác pháp chế năm 2019 (16/12/2019)

            Xác định công tác pháp chế là nhiệm vụ quan trọng trong thực thi pháp luật, kịp thời đưa pháp luật đi vào cuộc sống, trên cơ sở Kế hoạch số 717/KH-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Đăk Nông về công tác pháp chế năm 2019 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Ngày 25/01/2019, Sở Công Thương đã ban hành Kế hoạch 03/KH-SCT để thực hiện công tác pháp chế trong lĩnh vực công thương năm 2019. Trong đó, chỉ đạo các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc xác định cụ thể nội dung công việc, tiến độ, thời hạn hoàn thành, tập trung chú trong công xây dựng pháp luật; kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật; thực hiện tốt công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.  Kết quả cụ thể như sau:

- Về công tác xây dựng pháp luật

 Ngoài việc tham gia góp ý các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo đề nghị của cơ quan tổ chức có liên quan gửi đến, trên cơ sở rà soát, cập nhật văn bản quy phạm pháp luật, Sở Công Thương đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng được 04 văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm: Quyết định số 12/QĐ-UBND ngày 12/4/2019 của UBND tỉnh Ban hành Quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; Quyết định số 15/QĐ-UBND ngày 07/6/2019 của UBND tỉnh Ban hành quy định về hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 21/QĐ-UBND ngày 02/8/2019 của UBND tỉnh Ban hành Quy chế phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; Quyết định số 28/2019/QĐ-UBND ngày 04/12/2019 của UBND tỉnh Đắk Nông Ban hành Quy chế phối hợp quản lý hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

 Trong quá trình xây dựng dự thảo văn bản, Sở Công Thương đã thực hiện đúng theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Các văn bản quy phạm pháp luật do Sở tham mưu được ban hành theo đúng quy định của Luật và Nghị định hướng dẫn, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành; phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo tính khả thi, góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực công thương ở địa phương.

- Công tác kiểm tra, xử lý và rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật

Kiểm tra, rà soát toàn bộ các văn bản do Sở Công Thương tham mưu cho HĐND tỉnh và UBND tỉnh ban hành từ 2004 - nay, cụ thể: 04 Nghị quyết của HĐND tỉnh; 18 Quyết định của UBND tỉnh. Thông qua hoạt động kiểm tra, rà soát, Sở Công Thương đã phát hiện 01 văn bản không còn phù hợp với các quy định có liên quan của Trung ương và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tiến hành đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bõ theo đúng quy định.

- Cập nhật kịp thời các chính sách, văn bản mới của Trung ương, địa phương và báo cáo kết quả tình hình cập nhật, triển khai thực hiện văn bản Trung ương hàng tháng theo quy định. Việc cập nhật và triển khai áp dụng VBQPPL của Trung ương được Sở Công Thương nghiêm túc triển khai theo đúng Quyết định số 193/QĐ-UBND ngày 25/01/2017 của UBND tỉnh.

Kết quả trong năm 2019, Sở Công Thương đã cập nhật được 24 văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, gồm: 04 Nghị định của Chính phủ, 04 Quyết định của Thủ tướng và 16 Thông tư của Bộ Công Thương

Bên cạnh đó, qua quá trình thực hiện nhiệm vụ, Sở Công Thương đã phát hiện những bất cập, tồn tại trong các văn bản của Trung ương và tiến hành đề xuất các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung và thay thế theo đúng quy định, cụ thể: Đề xuất Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung các quy định cho phù hợp với và tạo điều kiện cho cộng đồng doanh nghiệp, cụ thể: Đề nghị Bộ Công Thương sớm xây dựng, ban hành Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về cửa hàng xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ Sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương để có căn cứ triển khai thực hiện; Nghiên cứu và đề xuất Chính phủ sửa đổi Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 về phát triển và quản lý chợ vì những quy định về phân loại chợ, đầu tư xây dựng chợ và các quy định khác liên quan không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay; Xem xét sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Văn bản số 17/VBHN-BCT ngày 23/7/2018 về việc hợp nhất Thông tư số 36/2013/TT-BCT và Thông tư số 17/2018/TT-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương,  bổ sung thêm vào Điều 11 nội dung: “Khi điều chỉnh một đề án từ một đơn vị thụ hưởng này chuyển qua một đơn vị thụ hưởng khác phải lập lại đề án và trình Sở Công Thương thẩm định cấp cơ sở”.

- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

 Xác định công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật là cầu nối để đưa pháp luật vào cuộc sống, đồng thời là nhiệm vụ quan trọng gắn liền hoạt động xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên và nhân dân, vì vậy, Sở Công Thương đã ban hành Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực công thương năm 2019 (KH số 05/KH-SCT ngày 29/01/2019) và kịp thời quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện, từng bước đưa công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đi vào nề nếp, có hiệu quả góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực quản lý của Sở.

Trong năm 2019, Sở Công Thương tổ chức được 19 Hội nghị/Hội thảo/lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật hoặc các nội dung có liên quan đến pháp luật, với 1.070 lượt người tham dự. Bên cạnh đó, Sở đã tiếp nhận các câu hỏi của doanh nghiệp về các lĩnh vực như: an toàn vệ sinh thực phẩm, thương mại điện tử, xăng dầu, khí mỏ hóa lỏng…, đặc biệt là các câu hỏi về các cơ chế chính sách hỗ trợ trong công tác khuyến công, xúc tiến thương mại. Sau khi được tiếp nhận, trao đổi từ phía doanh nghiệp, Sở Công Thương đã chủ động giải đáp nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng yêu cầu nắm bắt quy định pháp luật cho doanh nghiệp. 

- Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Sở Công Thương đã bố trí biên chế, kinh phí và trang bị cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác theo dõi và thi hành pháp luật có liên quan. Thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý theo các nội dung tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP; các kế hoạch hàng năm của UBND tỉnh và các Bộ, ngành liên quan về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.  Tiếp tục triển khai Quyết định số 513/QĐ-UBND ngày 13/4/2018 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện “Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn năm 2018 -2022”.

- Công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Cùng với việc tổ chức tập huấn, giới thiệu, phổ biến và bồi dưỡng kiến thức pháp luật để phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp, Sở Công Thương Sở đã có văn bản hướng dẫn, tuyên truyền trực tiếp cho các doanh nghiệp và các chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất kinh doanh về lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, vật liệu nổ công nghiệp và các lĩnh vực khác có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng hiểu biết, thực thi pháp luật, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong thực thi, áp dụng pháp luật của doanh nghiệp. 

          Bên cạnh đó, trong quá trình Thanh tra, kiểm tra, thẩm định, cấp phép,… Sở đã chỉ đạo các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc chủ động lồng ghép công tác phổ biến giáo dục pháp luật trực tiếp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Thông qua các hình thức như: giải đáp trực tiếp hoặc thông qua điện thoại, giải đáp bằng văn bản, giải đáp thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở: Trong năm 2019, Sở đã tiếp nhận gần 50 câu hỏi của doanh nghiệp về các lĩnh vực như: an toàn vệ sinh thực phẩm, thương mại điện tử, xăng dầu, khí mỏ hóa lỏng…, đặc biệt là các câu hỏi về các cơ chế chính sách hỗ trợ trong công tác khuyến công, xúc tiến thương mại. Sau khi được tiếp nhận, trao đổi từ phía doanh nghiệp, Sở công Thương đã chủ động giải đáp nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng yêu cầu nắm bắt quy định pháp luật cho doanh nghiệp. 

           2.6. Công tác bồi thường nhà nước

Trên cơ sở Quyết định số 46/QĐ-UBND ngày 09/01/2019 của UBND tỉnh Đắk Nông về ban hành Kế hoạch triển khai công tác bồi thường Nhà nước năm 2019 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, Sở Công Thương đã tuyên truyền, phổ biến những quy định bồi thường Nhà nước trong quản lý hành chính đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan bằng nhiều hình thức: Thông qua các buổi họp giao ban, hội nghị cơ quan, hệ thống mạng ioffice, Trang thông tin điện tử của Sở nhằm mục đích để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nắm vững và triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, các văn bản hướng dẫn thi hành về bồi thường của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý hành chính nhằm góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước nói chung và quản lý về trách nhiệm bồi thường của nhà nước thuộc Sở.

Qua công tác tuyền truyền, phổ biến những quy định bồi thường Nhà nước trong quản lý hành chính đã giúp toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan nâng cao được nhận thức, hiểu được trách nhiệm bồi thường, nghĩa vụ bồi thường của người thi hành công vụ nếu gây ra thiệt hại; ý thức của cán bộ, công chức đã có nhiều thay đổi; thái độ làm việc nghiêm túc hơn; chủ động, tích cực hơn trong quá trình giải quyết các yêu cầu công việc phát sinh trên thực tế; chấp hành nghiêm túc quy định của Luật Cán bộ, công chức; thực thi công vụ đúng quy định của pháp luật, đến nay không để xảy ra thiệt hại cho tổ chức, cá nhân.

Mặc dù công tác pháp chế trong năm 2019 đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện nhiệm vụ chính trị cuả ngành công thương Đắk Nông. Tuy nhiên, trước những yêu cầu ngày càng cao của giai đoạn tới, cùng với việc tiếp tục thực hiện các nội dung trên, Sở Công Thương cần phải chú trọng vào những nhiệm vụ sau:

- Tiếp tục quán triệt đầy đủ và sâu sắc về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của công tác pháp chế đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị.

- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế tại cơ quan. Tăng cường sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, lãnh đạo, xác định rõ trách nhiệm của lãnh đạo các phòng, đơn vị trong việc tổ chức triển khai các nhiệm vụ của công tác pháp chế. Theo đó, công tác pháp chế cần phải được xác định là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng của mỗi đơn vị để có kế hoạch và bố trí nguồn lực thực hiện./.

 

 

Nguyễn Thế Phương -TTr

Lượt xem:  86 Bản in Quay lại

Ý kiến độc giả
{{NguoiGui}}   ()
gửi lúc {binding NgayGui, convert=dateConverter}
{{ HienThiNoiDung(NoiDung,TrangThai)}}
Chưa có bình luận nào của độc giả.
Tin đã đưa
Trang 1 / 5 1 2 3 4 5
 Go To 
 
Xem theo ngày :
Liên kết web