Chung tay Thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” (31/07/2019)
Không thể phủ nhận nhựa là một trong những phát minh lớn nhất của nhân loại. Được phát minh vào năm 1907, đến nay sau hơn 110 năm xuất hiện, nhựa phế thải đang trở thành mối nguy hại lớn nhất, với những hậu quả khủng khiếp đối với môi trường, hệ sinh thái biển và hơn hết là sức khỏe con người.

Nhựa có nguồn gốc từ dầu mỏ, một hỗn hợp chất lỏng của hydrocacbon cực kỳ khó phá vỡ. phải mất từ 450-1.000 năm để phân hủy nhựa, mảnh nhựa đầu tiên được tạo ra vẫn còn tồn tại cho tới tận ngày nay.

Ước tính, mỗi năm có khoảng 3,7 triệu tấn rác thải nhựa đổ vào các đại dương trên thế giới từ các vùng ven biển. Số nhựa đó đã gây hại nghiêm trọng cho các sinh vật biển và môi trường biển. Làm cho rạn san hô bị bao phủ bởi túi nilon, ống hút bị kẹt trong mũi rùa, cá voi hay chim biển chết đói vì ăn nhiều nhựa...

Khoảng 40% các sản phẩm nhựa được sử dụng làm bao bì đóng gói và phần lớn số đó chỉ được sử dụng một lần rồi vứt đi. Chỉ dưới 1/5 tổng lượng nhựa trên thế giới được tái chế. Quy trình sản xuất nhựa cũng gây rất nhiều tác hại tới môi trường, từ việc khai thác nguyên liệu đến sản xuất ra sản phẩm, sự phát thải của các nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm cả không khí lẫn đại dương.

Đồ dùng nhựa có giá thành rẻ và bền. Nhựa dễ dàng tan chảy trong khoảng nhiệt độ từ 70 – 800 độ C và hòa vào thực phẩm, đi vào cơ thể con người. Hiện nay, có rất nhiều người đang hằng ngày đưa vào cơ thể những chất độc hại bằng việc sử dụng đồ nhựa; những chất độc đó tích lũy lâu ngày sẽ gây ra các bệnh vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt, trong nhựa có chứa một chất độc hại là DOP (Dioctyl phthalate)(1). Chất độc này có thể gây ảnh hưởng giới tính ở các bé và gây vô sinh ở các bé gái.

Sau khi vứt rác thải nhựa ra ngoài môi trường. Các sản phẩm từ nhựa sẽ tách dần ra thành các hạt nhỏ chứ không hề tiêu biến hết. Những hạt nhỏ ly ti đó có thể ngấm vào đất đi vào các mạch nước ngầm. Ngoài ra, nhựa còn lẫn vào nước, ngăn chặn khí oxy làm cho các sinh vật dưới nước không thể hô hấp được, có thể bị các sinh vật như cá nuốt vào và có rất nhiều khả năng con người sẽ ăn nhầm phải và nhiễm độc.

Nhằm mục đích tuyên truyền, vận động, kêu gọi cộng đồng thay đổi hành vi, thói quen sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, túi nilon khó phân hủy: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông đã ban hành Kế hoạch số 613/KH-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2018 Thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa”; Sở Công Thương ban hành Kế hoạch số 46/KH-SCT ngày 24/12/2018 triển khai các hoạt động hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa” trên địa bàn tỉnh năm 2019; Bộ Công Thương ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 15/7/2019 về việc tăng cường các biện pháp phòng chống chất thải nhựa trong ngành Công Thương.

Các hoạt động triển khai thực hiện nhằm phòng chống rác thải nhựa:

- Hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức: Tuyên truyền sâu rộng về phong trào “Chống rác thải nhựa” cho nhân dân và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động;

-Phát động mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hành động và vận động người thân cùng thực hiện “Nói không với sản phẩm nhựa sử dụng một lần”;

- Không sử dụng sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần trong hoạt động của cơ quan đơn vị;

- Huy động sự tham gia của cộng đồng trong thu gom, phân loại các sản phẩm đã sử dụng làm từ nhựa, bao bì, túi nilon;

- Đăng ký tham gia thực hiện phong trào “chống rác thải nhựa” trong đơn vị gắn với tổ chức thực hiện nhiệm vụ trọng tâm cấp bách nhằm ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm nhựa và nilon do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức…

Từ đó tiến tới bỏ thói quen sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần và túi nilon khó phân hủy, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người và hệ sinh thái, ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm do sản phẩm nhựa sử dụng một lần, túi nilon khó phân hủy gây ra.

 (1) Chất hóa dẻo DOP (Dioctyl phthalate) là chất hóa dẻo không màu, hơi sệt, hòa tan trong dầu nhưng không hòa tan trong nước, là một loại phthalate, tên thương mại là PALATINOLAL, tên hóa học là Dioctyl phthalate, công thức hóa học là: C24H3804 là một chất lỏng khan, trong suốt gần như không màu, có mùi khó nhận biết được, tan trong các dung môi hữu cơ thông thường (hầu như không tan trong nước).

T.T.M.H-QLCN

Lượt xem:  523 Bản in Quay lại

Ý kiến độc giả
{{NguoiGui}}   ()
gửi lúc {binding NgayGui, convert=dateConverter}
{{ HienThiNoiDung(NoiDung,TrangThai)}}
Chưa có bình luận nào của độc giả.
Liên kết web