Một số điểm mới của Luật Phòng chống tham nhũng 2018 (09/07/2019)
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV diễn ra từ ngày 22/10 đến 21/11/2018 đã thống nhất thông qua nhiều Luật mới, trong đó, phải kể đến Luật Phòng chống tham nhũng 2018.

Luật phòng chống tham nhũng 2018, bao gồm 10 chương, 96 điều và bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019. Triển khai Kế hoạch số 06/KH-SCT, ngày 12 tháng 02 năm 2019 về Công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019; Kế hoạch số 19/KH-SCT, ngày 22 tháng 3 năm 2019 của Sở Công Thương về Triển khai thi hành các đạo luật ban hành năm 2018 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; Trang thông tin điện tử Sở Công Thương giới thiệu một số điểm mới, đáng chú ý của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018:

Ảnh: Minh họa

1 - Mở rộng đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập; cụ thể tại Điều 34 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018;

- Cán bộ, công chức;

- Sĩ quan công an nhân dân; sĩ quan quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp;

- Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp;

- Người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND).

2 - Thêm một số loại tài sản, thu nhập phải kê khai; quy định cụ thể tại Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.  Luật mới yêu cầu các đối tượng nêu trên còn phải kê khai thêm công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng. Đồng thời, các đối tượng còn phải kê khai cả tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai

3 - Quy định cụ thể về phương thức, thời điểm kê khai tài sản, thu nhập và bổ sung quy định về kê khai bổ sung; quy định cụ thể tại Điều 36 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, Nếu như trước đây, Luật cũ không đề cập đến phương thức và thời điểm kê khai thì nay, Luật Phòng chống tham nhũng 2018 quy định khá cụ thể.

Theo đó, việc kê khai tài sản thu nhập được thực hiện theo các phương thức sau:

Kê khai lần đầu áp dụng đối với cán bộ, công chức; Sĩ quan; Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên. Việc kê khai phải hoàn thành trước 31/12/2019…

- Kê khai bổ sung áp dụng với người có nghĩa vụ kê khai có biến động về tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên. Việc kê khai hoàn thành trước ngày 31/12 năm có biến động tài sản.

- Kê khai hàng năm áp dụng với người giữ chức vụ từ Giám đốc Sở và tương đương trở lên; Người làm công tác cán bộ, quản lý tài sản công... Việc kê khai hoàn thành trước ngày 31/12…;

4 - Bản kê khai tài sản, thu nhập phải được công khai; quy định cụ thể tại Điều 39 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 nêu rõ, bản kê khai của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc. Bản kê khai của người dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm.

Bản kê khai của người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND phải được công khai theo quy định của pháp luật bầu cử…

5 - Kê khai không trung thực có thể bị buộc thôi việc: Theo khoản 3 Điều 51, cán bộ, công chức kê khai không trung thực về tài sản, thu nhập có thể bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức: Cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc hoặc bãi nhiệm.

Trường hợp đã được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý thì còn bị đưa ra khỏi danh sách quy hoạch; trường hợp xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm thì có thể xem xét không kỷ luật.

Trường hợp người được dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử giữ chức vụ mà kê khai không trung thực thì không được bổ nhiệm, phê chuẩn hoặc cử vào chức vụ dự kiến.

Trường hợp người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND mà kê khai không trung thực thì bị xóa tên khỏi danh sách những người ứng cử.

6 - Luật quy định một chương riêng và sửa đổi, bổ sung nhằm cụ thể hoá và đề cao vai trò người đứng đầu trong phòng, chống tham nhũng; quy định cụ thể tại Chương IV gồm các điều từ Điều 70 đến Điều 73, quy định về chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng;

7 - Luật quy định một chương riêng về phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước. Nội dung này được quy định cụ thể tại Chương VI gồm các điều từ Điều 78 đến Điều 82 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018./.

Luật PCTN năm 2018:

Đặng Xuân Dũng - TTr Sở

Lượt xem:  255 Bản in Quay lại

Ý kiến độc giả
{{NguoiGui}}   ()
gửi lúc {binding NgayGui, convert=dateConverter}
{{ HienThiNoiDung(NoiDung,TrangThai)}}
Chưa có bình luận nào của độc giả.
Tin đã đưa
Liên kết web