Siết chặt quản lý thương mại biên giới, quản lý hàng hóa nhập khẩu vào Trung Quốc (08/07/2019)
Sở Công Thương tỉnh Đắk Nông nhận được Công văn số 1343/SCT-XNK ngày 04/6/2019 của Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh về việc cơ quan chức năng Trung Quốc siết chặt quản lý thương mại biên giới, quản lý hàng hóa nhập khẩu vào Trung Quốc

                  Theo đó, hiện nay phía Trung Quốc tiếp tục thiết lập và áp dụng các hàng rào kỹ thuật nhằm kiểm soát chặt chẽ hàng hóa từ Việt Nam sang và tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ đường biên giới nhằm ngăn chặn hàng hóa không rõ xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, vệ sinh ATTP khi xuất sang Trung Quốc qua đường Việt Nam.

- Năm 2018, chính quyền thị xã Đông Hưng (Quảng Tây, Trung Quốc) chính thức khởi động mô hình logistics Blockchain xuyên khu vực, xuyên quốc gia đối với hàng thủy sản. Để triển khai mô hình này, các cơ quan chức năng của Trung Quốc đã ban hành nhiều quy định mới về quản lý nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; quy cách, nội dung thông tin sản phẩm trên tem nhãn; quy cách đóng gói hàng hóa; kiểm dịch chất lượng sản phẩm, như:

                 + Các sản phẩm của Việt Nam chưa nhận được chấp nhận kiểm dịch tại Trung Quốc sẽ không được giao dịch biên mậu, cụ thể là các sản phẩm thủy hải sản, nguyên liệu từ bột xương, dong biển và dược liệu;  Tất cả các sản phẩm cá nuôi hoặc đánh bắt từ biển (từ hải sản ướp đá), đều phải được lấy từ các công xưởng có đăng ký doanh nghiệp Việt Nam, khi khai báo hải quan phải xuất trình chứng thư về thủy sản do nhà nước Việt Nam cấp;

                + Các sản phẩm thủy hải sản nhập khẩu bao bì đóng gói phải in ấn chắc chắn (không bao gồm sản phẩm ướp đá). Chú thích ghi nhãn phải đầy đủ, bao gồm: tên thương mại và khoa học, quy cách, ngày sản xuất, số lô, điều kiện bảo quản, phương thức sản xuất, vùng sản xuất, tên và mã số doanh nghiệp chế biến sản xuất và phải ghi rõ đích đến là nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Cùng một lô hàng nhãn mác có kích thước phông chữ, màu sắc và vị trí trên bao bì phải giống nhau. Việc ghi nhãn mác hàng hóa phải được hoàn tất trước khi công xưởng đóng gói, không được phép in tạm thời, dán tem, đóng bao bì hay các phương thức khác.

Đồng thời có ra thông báo về một số nội dung liên quan đến quản lý giám sát đối với hàng hóa thương mại nhập khẩu giữa các thị trường của các hộ dân biên khai báo lại, trong đó yêu cầu cụ thể:

                + Tăng cường quản lý về kiểm dịch: Không cho phép khai báo hải quan, không phê duyệt kiểm dịch và không cho phép nhập khẩu đối với các hàng nông sản thực phẩm không có trong danh mục chuẩn mục kiểm dịch. Quản lý nghiêm ngặt về phê duyệt giấy phép kiểm dịch, thẩm định phê duyệt nghiêm ngặt đối với ghi chép về lô sản phẩm lưu thông lần trước và các chứng từ có liên quan, quy mô doanh nghiệp để khống chế số lượng phê duyệt. Thực hiện quản lý đánh giá về an toàn đối với thực phẩm có nguồn gốc mới, quản lý nghiêm ngặt (lưu hồ sơ) đăng ký của các doanh nghiệp sản xuất ở nước ngoài; kiểm tra nghiêm ngặt giấy chứng nhận chính thức của Việt Nam, quản lý nguồn gốc nước ngoài; Tăng cường ứng dụng giải pháp kỹ thuật: Kiểm tra đối chiếu bao bì, nhãn mác, giấy chứng nhận hàng hóa; kiểm tra nghiêm ngặt động thực vật tại hiện trường, giám sát vệ sinh. Quản lý giám sát an toàn, môi trường; giám sát bốc mẫu và kiểm tra nguy cơ. Nâng cao năng lực, hỗ trợ kỹ thuật cho các phòng thí nghiệm; xúc tiến kiểm tra tại cửa khẩu nhập khẩu và sử dụng kết quả chứng nhận của bên thứ ba để kiểm tra thương phẩm hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Những quy định mới của Hải quan Đông Hưng và Hải quan Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc) sẽ siết chặt các quy định tiêu chuẩn về: Kiểm dịch, nguồn gốc, xuất xứ, nhãn mác, đồng thời kiểm soát chặt chẽ về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, vệ sinh ATTP… Các doanh nghiệp vi phạm sẽ bị đưa vào diện chú ý, gửi văn bản thông báo vi phạm và có thể đưa ra khỏi danh sách các doanh nghiệp được xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Trung Quốc.

           - Ngoài ra từ đầu năm 2019 đến nay, phía Trung Quốc có chủ trương hạn chế nhập khẩu tiểu ngạch, chuyển sang chính ngạch đối với hàng nông sản, thủy sản thông qua hệ thống kiểm dịch, truy xuất nguồn gốc để đảm bảo vệ sinh an  toàn thực phẩm và sẽ áp dụng xử phạt nếu không đủ tiêu chuẩn:

             + Hàng hóa không đủ tiêu chuẩn sẽ bị trả lại; Đối với doanh nghiệp đăng ký khai báo nhãn mác hàng hóa không đủ tiêu chuẩn sẽ tùy theo số lần và mức độ vi phạm tạm dừng khai báo từ 03 - 10 ngày hoặc bị đưa vào danh sách đen cấp 1 để giám sát (lần đầu vi phạm tạm dừng 03 ngày, vi phạm lần 02 tạm dừng khai báo 05 ngày, vi phạm lần 03 tạm dừng 10 ngày, vi phạm lần 04 bị đưa vào danh sách đen cấp 01 để giám sát); Đối với doanh nghiệp vi phạm các lỗi: không thực hiện dán nhãn mác trên bao bì; chưa được phép nhập khẩu nhưng vẫn nhập khẩu; trên bao bì đã dán ghi chú “Hải quan trả lại” nhưng vẫn đưa hàng vào sẽ trực tiếp bị đưa vào danh sách đen cấp 01 để giám sát.

Sở Công Thương thông báo để các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh nắm tình hình, có kế hoạch xuất khẩu hàng hóa phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay./.

Nguyễn Thị Ly Ly - QLTM

Lượt xem:  170 Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Liên kết web